Cơ sở sản xuất con dấu có phải niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu tại cơ sở kinh doanh không?
- Sản xuất con dấu không có hình biểu tượng có phải ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không?
- Cơ sở sản xuất con dấu có phải niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu tại cơ sở kinh doanh không?
- Cơ sở sản xuất con dấu có phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình an ninh, trật tự không?
Sản xuất con dấu không có hình biểu tượng có phải ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý
1. Sản xuất con dấu, gồm: Sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
2. Kinh doanh công cụ hỗ trợ, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ và phụ kiện của công cụ hỗ trợ; sửa chữa công cụ hỗ trợ.
3. Kinh doanh các loại pháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các loại pháo hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
4. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.
5. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người.
...
Theo đó, sản xuất con dấu bao gồm: sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Như vậy, đối với sản xuất con dấu không có hình biểu tượng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu là một trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Cơ sở sản xuất con dấu có phải niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu tại cơ sở kinh doanh không? (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất con dấu có phải niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu tại cơ sở kinh doanh không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ sở sản xuất con dấu
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở sản xuất con dấu có trách nhiệm:
1. Niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu, giá tiền khắc dấu tại cơ sở kinh doanh.
2. Sản xuất con dấu bằng các chất liệu bền vững, có tính ổn định cao.
3. Bảo quản chặt chẽ và chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định, không được trực tiếp giao con dấu cho khách hàng, trừ con dấu của doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Công an theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
4. Không cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của các cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền.
5. Thông báo ngay cho cơ quan Công an để xác minh, làm rõ người có nghi vấn làm con dấu sai quy định.
Như vậy, cơ sở sản xuất con dấu phải có trách nhiệm niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu tại cơ sở kinh doanh.
Cơ sở sản xuất con dấu có phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình an ninh, trật tự không?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm chung áp dụng đối với các ngành, nghề
1. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
3. Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
4. Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
5. Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
6. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.
...
Như vậy, cơ sở sản xuất con dấu phải có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 28690 hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 tại TPHCM như thế nào?
- Mẫu Bản luận cứ bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự mới nhất? 20 Đối tượng được xác định là người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự?
- Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính tại Tổng cục Thuế được thực hiện như thế nào? Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuế là gì?
- Gắn biển số nhà là gì? Biển số nhà có phải là địa chỉ nhà trong hồ sơ xin cấp sổ đỏ? Biển số nhà được gắn ở vị trí nào?
- Đi nghĩa vụ quân sự 2025 mấy năm? Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025? Trúng tuyển NVQS nhưng trốn thì phạt bao nhiêu tiền?