Cơ sở phổ biến phim chiếu phim có yếu tố định kiến giới tính, phân biệt đối xử đối với người đồng giới là vi phạm pháp luật đúng không?

Cơ sở phổ biến phim chiếu phim có yếu tố định kiến giới tính, phân biệt đối xử đối với người đồng giới là vi phạm pháp luật đúng không? Rạp chiếu phim có quyền và nghĩa vụ như thế nào khi thực hiện hoạt động phổ biến phim đến công chúng?

Cơ sở phổ biến phim có quyền và nghĩa vụ như thế nào khi thực hiện hoạt động phổ biến phim đến công chúng?

Căn cứ Điều 18 Luật Điện ảnh 2022, cơ sở phổ biến phim có quyền và nghĩa vụ như thế nào khi thực hiện hoạt động phổ biến phim đến công chúng như sau:

- Quyền của rạp chiếu phim bao gồm:

+ Phổ biến phim theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện quảng cáo phim và dịch vụ khác phục vụ người xem theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phổ biến phim bao gồm:

+ Bảo đảm phổ biến phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;

+ Chỉ được phổ biến phim có Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng, trừ trường hợp tự thực hiện phân loại phim theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật này;

+ Bảo đảm điều kiện để phổ biến phim đối với từng hình thức phổ biến phim;

+ Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ Dừng việc phổ biến phim khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ sở phổ biến phim trong rạp chiếu phim có thể chiếu phim có yếu tố định kiến giới tính, phân biệt đối xử đối với người đồng giới không?

Cơ sở phổ biến phim trong rạp chiếu phim có thể chiếu phim có yếu tố định kiến giới tính, phân biệt đối xử đối với người đồng giới không? (Hình từ Internet)

Cơ sở phổ biến phim trong rạp chiếu phim có thể chiếu phim có yếu tố định kiến giới tính, phân biệt đối xử đối với người đồng giới không?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
...

Căn cứ điểm l khoản 1 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 quy định:

Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
1. Nghiêm cấm hoạt động điện ảnh có nội dung sau đây:
a) Vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật;
b) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, giá trị văn hóa Việt Nam; xúc phạm Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca;
c) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù, kì thị giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;
d) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Truyền bá, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan;
e) Kích động, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, cổ súy cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bất hợp pháp;
g) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
h) Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
i) Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
k) Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên;
l) Vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.
...

Như vậy, khái niệm về người đồng giới hiện nay chưa được pháp luật quy định, tuy nhiên đồng giới có thể hiểu là những người có cùng giới tính bị hấp dẫn về mặt tình yêu hay quan hệ tình dục lẫn nhau trong hoàn cảnh nào đó.

Theo đó, cơ sở phổ biến phim trong rạp chiếu phim có hành vi chiếu phim chứa yếu tố định kiến giới tính, phân biệt đối xử đối với người đồng giới là hành vi vi phạm pháp luật.

Cơ sở phổ biến phim trong rạp chiếu phim phải đảm bảo tỷ lệ suất, khung giờ, thời lượng chiếu phim Việt Nam như thế nào?

Theo quy định Điều 9 Nghị định 131/2022/NĐ-CP, cơ sở phổ biến phim trong rạp chiếu phim phải đảm bảo tỷ lệ suất, khung giờ, thời lượng chiếu phim Việt Nam như sau:

- Phim Việt Nam phải được chiếu trong hệ thống rạp chiếu phim, đặc biệt vào các đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phim Việt Nam được ưu tiên chiếu vào khung thời gian từ 18 đến 22 giờ.

- Tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim được thực hiện theo lộ trình sau:

+ Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 15% tổng số suất chiếu trong năm;

+ Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, bảo đảm đạt ít nhất 20% tổng số suất chiếu trong năm.

- Giờ chiếu phim cho trẻ em dưới 13 tuổi tại rạp kết thúc trước 22 giờ, cho trẻ em dưới 16 tuổi kết thúc trước 23 giờ.

Phổ biến phim Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phổ biến phim
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở phổ biến phim chiếu phim có yếu tố định kiến giới tính, phân biệt đối xử đối với người đồng giới là vi phạm pháp luật đúng không?
Pháp luật
Cơ sở điện ảnh phổ biến phim có được phổ biến phim khi chưa có Giấy phép phân loại phim hay không?
Pháp luật
Chế tài đối với hành vi phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng là gì?
Pháp luật
Từ 01/01/2023, phát hành phim có nội dung tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân sẽ phải dừng phổ biến phim?
Pháp luật
Cơ sở điện ảnh phổ biến phim trong rạp chiếu phim có quyền từ chối phục vụ người xem khi người xem mất trật tự tại rạp chiếu phim không?
Pháp luật
Việc cá nhân không thay đổi thời gian, quy mô chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng theo yêu cầu thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Công ty giải trí được phép chiếu phim trên nền tảng Youtube trong dịp Tết Nguyên đán khi đảm bảo những điều kiện gì?
Pháp luật
Chế tài khi chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng không thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim trước khi thực hiện phổ biến phim là gì?
Pháp luật
Cơ sở điện ảnh phổ biến phim không miễn giảm giá vé cho người cao tuổi theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chế tài đối với tổ chức không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phổ biến phim
209 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phổ biến phim
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào