Cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc thực hiện sản xuất phôi nhằm mục đích thương mại phải đáp ứng những điều kiện gì?

Cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc có thể sản xuất phôi giống vật nuôi không? Cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc thực hiện sản xuất phôi nhằm mục đích thương mại phải đáp ứng những điều kiện gì? Đực giống sử dụng trong sản xuất phôi phải đáp ứng các yêu cầu gì?

Cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc có thể sản xuất phôi giống vật nuôi không?

Căn cứ khoản 1, 2, 9 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
...
9. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
...

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:

Điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này;
b) Có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;
c) Có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng.
2. Cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Khi làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi phải ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối.

Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

Theo đó, cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc có thể sản xuất phôi giống vật nuôi khi đáp ứng được các điều kiện sau:

- Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;

- Có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;

- Có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển phôi giống vật nuôi.

Cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc có thể sản xuất phôi giống vật nuôi không?

Cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc có thể sản xuất phôi giống vật nuôi không? (Hình từ Internet)

Cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc ở hữu đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại phải thực hiện trách nhiệm gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:

Điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi
....
3. Tổ chức, cá nhân sở hữu đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Kê khai đực giống theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Sử dụng đực giống có nguồn gốc, hồ sơ giống, đã được kiểm dịch, kiểm tra, đánh giá chất lượng.
...

Theo đó, cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc ở hữu đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại phải thực hiện trách nhiệm sau:

- Kê khai đực giống theo quy định pháp luật:

+Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.

- Sử dụng đực giống có nguồn gốc, hồ sơ giống, đã được kiểm dịch, kiểm tra, đánh giá chất lượng.

Đực giống sử dụng trong sản xuất phôi phải đáp ứng các yêu cầu gì?

Căn cứ khoản 1, 3 Điều 24 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:

Yêu cầu chất lượng của đực giống, cái giống trong sản xuất
1. Đực giống sử dụng trong sản xuất giống phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có lý lịch, hệ phả rõ ràng;
b) Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công bố áp dụng;
c) Đực giống sử dụng trong cơ sở sản xuất tinh nhằm mục đích thương mại phải được kiểm tra năng suất cá thể, đạt chất lượng theo quy định.
2. Cái giống sử dụng trong sản xuất giống phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có lý lịch, hệ phả rõ ràng;
b) Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công bố áp dụng, đạt chất lượng theo quy định.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống.

Theo đó, đực giống sử dụng hoạt động sản xuất phôi giống vật nuôi phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Có lý lịch, hệ phả rõ ràng;

- Được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống, phù hợp với chất lượng giống công bố áp dụng;

- Đực giống sử dụng trong cơ sở sản xuất tinh nhằm mục đích thương mại phải được kiểm tra năng suất cá thể, đạt chất lượng theo quy định.

Lưu ý:

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống.

Giống vật nuôi Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Giống vật nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giống vật nuôi nào được phép nhập khẩu?
Pháp luật
Sản phẩm giống vật nuôi là gì? Hồ sơ nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc bao gồm những loại giấy tờ nào?
Pháp luật
Phải có tên giống vật nuôi thì mới được công nhận giống vật nuôi mới theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Gà đông tảo có được xuất khẩu không? Mức xử phạt đối với hành vi xuất khẩu vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu?
Pháp luật
Hồ sơ giống khi sản xuất giống vật nuôi cần phải ghi những thông tin gì? Sản xuất giống vật nuôi mà không cập nhật đầy đủ hồ sơ giống có bị phạt tiền hay không?
Pháp luật
Khi mua bán trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi thì hồ sơ giống bắt buộc phải ghi rõ những nội dung nào?
Pháp luật
Việc kiểm định giống vật nuôi được thực hiện khi nào? Hành vi lưu hồ sơ không đầy đủ về quá trình kiểm định giống vật nuôi bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hành vi mua bán con giống vật nuôi mà không cập nhật đầy đủ hồ sơ giống thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cơ sở nuôi giữ giống vật nuôi gốc thực hiện sản xuất phôi nhằm mục đích thương mại phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Đặt tên dòng giống vật nuôi mới theo tên riêng được không? Cơ sở khảo nghiệm có phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm không?
Pháp luật
Tổ chức có nhu cầu công nhận dòng, giống vật nuôi mới có cần phải thực hiện khảo nghiệm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giống vật nuôi
384 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giống vật nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giống vật nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào