Cơ sở nuôi cá tra thực hiện đánh giá sự phù hợp của cá tra trong quá trình sản xuất như thế nào? Cá tra có thuộc danh mục thủy sản chủ lực tại Việt Nam hay không?

Đối với giống cá tra được nuôi dưỡng tại cơ sở sản xuất thì trình tự đánh giá phù hợp của sản phẩm trong quá trình sản xuất được thực hiện ra sao, cho tôi xin thông tin về văn bản hướng dẫn trình tự thủ tục? Xin cám ơn.

Cá tra có thuộc danh mục thủy sản chủ lực tại Việt Nam hay không?

Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 50/2018/QĐ-TTg quy định về danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như sau:

"Điều 3. Danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
1. Tôm sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798).
2. Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931).
3. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)."

Theo quy định trên thì cá tra thuộc danh mục thuộc đối tượng thủy sản chủ lực. Ngoài ra tại Điều 2 Quyết định 50/2018/QĐ-TTg quy định về tiêu chí xác định thủy sản chủ lực như sau:

"Điều 2. Tiêu chí xác định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
Đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phải đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
2. Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động; phát huy hiệu quả tài nguyên, điều kiện tự nhiên của đất nước và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Có năng suất và hiệu quả sản xuất cao; có khả năng thu hút đầu tư để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.
4. Tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao; có khả năng cạnh tranh với đối tượng thủy sản của quốc gia khác trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó giá trị xuất khẩu tối thiểu đạt 100 triệu USD/năm."

Có thể căn cứ vào những tiêu chí trên để xác định các giống thủy sản chủ lực hiện tại.

Cơ sở nuôi cá tra hực hiện đánh giá sự phù phợp của cá tra trong quá trình sản xuất như thế nào?

Cơ sở nuôi cá tra hực hiện đánh giá sự phù phợp của cá tra trong quá trình sản xuất như thế nào?

Trình tự công bố hợp quy đối với giống cá tra như thế nào?

Theo tiểu mục 4.1 Mục 4 QCVN 02-33 -2:2021/BNNPTNT về Giống cá nước ngọt - Phần 2: Cá tra ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BNNPTNT quy định về trình tự công bố hợp quy đối với cá tra như sau:

"4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Công bố hợp quy
4.1.1. Biện pháp công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng và nhập khẩu cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống quy định tại mục 1.1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
4.1.2. Trình tự công bố hợp quy
4.1.2.1. Đối với cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống sản xuất, ương dưỡng trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.1.2.2. Đối với cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành."

Theo đó, đối với giống cá tra ương dưỡng và sản xuất trong nước thì công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Trường hợp với giống cá tra xuất khẩu thực hiện công bố hợp quy theo quy định tại Nghị định 132/2008/NĐ-CP và quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP.

Cơ sở nuôi cá tra thực hiện đánh giá sự phù hợp của cá tra trong quá trình sản xuất như thế nào?

Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 QCVN 02-33 -2:2021/BNNPTNT về Giống cá nước ngọt - Phần 2: Cá tra ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BNNPTNT quy định về trình tự công bố hợp quy đối với cá tra như sau:

4.2. Đánh giá sự phù hợp
...
Trường hợp cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống nhập khẩu, sử dụng kết quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.
4.2.2. Trình tự đánh giá sự phù hợp
Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Từ quy định trên thì cơ sở nuôi cá tra thực hiện trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.

Theo đó tại điểm 1.3 khoản 1 Mục II Phụ lục II Thông tư 28/2012/TT-BKHCN hướng dẫn về trình tự đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất như sau:

"II. Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường
Phương thức 2 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa lấy trên thị trường.
1. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 2 bao gồm:
...
1.3. Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất:
Việc đánh giá quá trình sản xuất phải xem xét đầy đủ tới các điều kiện kiểm soát của nhà sản xuất liên quan đến việc tạo thành sản phẩm nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các điều kiện kiểm soát bao gồm:
a) Kiểm soát hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm (tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm);
b) Kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu vào, qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình thành sản phẩm bao gồm cả quá trình bao gói, xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển sản phẩm;
c) Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm;
d) Kiểm soát trang thiết bị công nghệ và trang thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm;
đ) Kiểm soát trình độ tay nghề công nhân và cán bộ kỹ thuật;
e) Các nội dung kỹ thuật cần thiết khác.
Trường hợp nhà sản xuất đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận hoặc được thừa nhận đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm, hàng hóa được đánh giá, không cần phải đánh giá quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nếu có bằng chứng về việc không duy trì hiệu lực HTQLCL, tổ chức chứng nhận cần tiến hành đánh giá quá trình sản xuất, đồng thời báo cáo về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng."
Nuôi cá tra
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở nuôi cá tra thực hiện đánh giá sự phù hợp của cá tra trong quá trình sản xuất như thế nào? Cá tra có thuộc danh mục thủy sản chủ lực tại Việt Nam hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi cá tra
889 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi cá tra
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào