Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y sử dụng người trực tiếp kiểm nghiệm không có Chứng chỉ hành nghề thú y thì có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y chỉ được cung cấp thông tin kết quả kiểm nghiệm trong trường hợp nào?
- Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y sử dụng người trực tiếp kiểm nghiệm thuốc thú y không có Chứng chỉ hành nghề thú y thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Luật Thú y 2015 về kiểm nghiệm thuốc thú y như sau:
Kiểm nghiệm thuốc thú y
1. Thuốc thú y phải được kiểm nghiệm đạt chất lượng trước khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam và được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định.
2. Kiểm nghiệm thuốc thú y được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở sản xuất đăng ký.
3. Điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y:
a) Có địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp;
b) Người quản lý hoặc trực tiếp kiểm nghiệm phải có Chứng chỉ hành nghề thú y.
...
Theo quy định trên thì thuốc thú y phải được kiểm nghiệm đạt chất lượng trước khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam và được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định. Và việc kiểm nghiệm thuốc thú y được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở sản xuất đăng ký.
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp;
- Người quản lý hoặc trực tiếp kiểm nghiệm phải có Chứng chỉ hành nghề thú y.
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y sử dụng người trực tiếp kiểm nghiệm không có Chứng chỉ hành nghề thú y thì có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y chỉ được cung cấp thông tin kết quả kiểm nghiệm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Thú y 2015 về kiểm nghiệm thuốc thú y như sau:
Kiểm nghiệm thuốc thú y
...
4. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y:
a) Có quyền từ chối tiếp nhận mẫu nếu không đạt yêu cầu về số lượng, bảo quản, hồ sơ kèm theo;
b) Được cung cấp thông tin liên quan đến mẫu kiểm nghiệm;
c) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thuốc thú y đã kiểm nghiệm;
d) Chỉ cung cấp thông tin kết quả, hồ sơ kiểm nghiệm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Bồi thường theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do kết quả kiểm nghiệm sai.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y chỉ cung cấp thông tin kết quả, hồ sơ kiểm nghiệm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y sử dụng người trực tiếp kiểm nghiệm thuốc thú y không có Chứng chỉ hành nghề thú y thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 90/2017/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về điều kiện kiểm nghiệm thuốc thú y được quy định như sau:
Vi phạm về điều kiện kiểm nghiệm thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Địa điểm không cách biệt khu dân cư, công trình công cộng;
b) Người quản lý hoặc trực tiếp kiểm nghiệm không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận vệ sinh thú y.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh doanh con giống; khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật; cơ sở gia công, chế biến động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu; cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc sử dụng Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; kho lạnh bảo quản động vật, sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế, chế biến; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật không có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc sử dụng Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hết hiệu lực.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với chợ chuyên kinh doanh động vật; cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc sử dụng Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hết hiệu lực.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu Giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này
Như vậy, cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y sử dụng người trực tiếp kiểm nghiệm thuốc thú y mà không có Chứng chỉ hành nghề thú y thì có thể bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?