Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành nào?

Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành nào? 10 quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi hiện nay? Chính sách của nhà nước về chăn nuôi được quy định ra sao?

Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định như sau:

Điều kiện cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tương ứng;
3. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
4. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành sau:

(1) Chăn nuôi

(2) Thú y

(3) Sinh học

Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành nào?

Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành nào? (Hình từ internet)

10 quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi hiện nay?

Theo quy định tại Điều 31 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định:

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi
1. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền sau đây:
a) Được thực hiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
b) Được thực hiện kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
đ) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thực hiện, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở khảo nghiệm trong quá trình hoạt động;
b) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện khảo nghiệm, kiểm định;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường;
d) Lưu hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 03 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm, kiểm định;
đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định trên thì 10 quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi hiện nay như sau:

Đối với quyền của cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi:

(1) Được thực hiện khảo nghiệm giống vật nuôi theo quy định của pháp luật

(2) Được thực hiện kiểm định giống vật nuôi theo quy định tại Điều 28 của Luật Chăn nuôi 2018

(3) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật

(4) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật

(5) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thực hiện, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi:

(6) Bảo đảm các điều kiện cơ sở khảo nghiệm trong quá trình hoạt động;

(7) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện khảo nghiệm, kiểm định;

(8) Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường;

(9) Lưu hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 03 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm, kiểm định;

(10) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chính sách của nhà nước về chăn nuôi được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định về các chính sách của nhà nước về chăn nuôi hiện nay như sau:

(1) Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:

- Thống kê, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu chăn nuôi, đánh giá tiềm năng và hoạt động chăn nuôi theo định kỳ 05 năm và hằng năm; xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi; dự báo thị trường, dự trữ sản phẩm chăn nuôi phù hợp với từng thời kỳ; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong chăn nuôi;

- Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và giống vật nuôi bản địa.

(2) Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới tạo ra sản phẩm có tính đột phá trong chăn nuôi; nhập khẩu và nuôi giữ giống gốc;

- Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; xử lý môi trường chăn nuôi; phát triển các mô hình thực hành chăn nuôi tốt; di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề trong hoạt động chăn nuôi, khuyến nông chăn nuôi, trong đó ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn;

- Xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi quốc gia, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ; xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi quốc gia; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối, cơ sở đấu giá để quảng bá, tiêu thụ giống và sản phẩm chăn nuôi; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;

- Hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi, phục hồi giống vật nuôi sau thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

(3) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật Chăn nuôi 2018 và các hoạt động sau đây:

- Tổ chức chăn nuôi theo quy mô trang trại, theo chuỗi giá trị; phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi;

- Đầu tư công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón và mục đích khác;

- Đầu tư hoạt động bảo hiểm vật nuôi; nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.

Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành nào?
Pháp luật
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có phải lưu hồ sơ sau khi kết thúc khảo nghiệm giống vật nuôi không?
Pháp luật
Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi không lưu hồ sơ khảo nghiệm đủ thời gian 03 năm thì có bị xử lý không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi
15 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào