Cơ sở giết mổ tập trung phải cách đường quốc lộ bao nhiêu mét? Kiểm tra động vật sau giết mổ các loại gia súc nuôi có phải đóng dấu hay không?

Công ty tôi dự định sắp tới sẽ xin phép thành lập cơ sở giết mổ tập trung để giết mổ vật nuôi trong trang trại của công ty. Địa điểm dự định thành lập là ven đường quốc lộ để thuận tiện cho việc vận chuyển vật nuôi và sản phẩm sau giết mổ. Tôi được biết là địa điểm đặt cơ sở giết môt tập trung phải cách đường quốc lộ một khoảng nhất định. Vậy cho tôi hỏi khoảng cách này là bao nhiêu?

Cơ sở giết mổ tập trung phải cách đường quốc lộ bao nhiêu mét?

Căn cứ Tiết 2.1 Mục 2 QCVN 150: 2017/BNNPTNT kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định những yêu cầu về địa điểm đặt cơ sở giết mổ tập trung như sau:

- Phải nằm trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

- Phải cách biệt tối thiểu 500 m với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt.

- Phải cách biệt tối thiểu 01 km với trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, nhà máy thải bụi và hóa chất độc hại.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì cơ sở giết mổ tập trung phải cách đường quốc lộ tối thiểu là 500m. Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, cũng như tránh ảnh hưởng đến người đi đường.

Kiểm tra động vật sau giết mổ các loại gia súc nuôi có phải đóng dấu hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 30/10/2022) quy định như sau:

Kiểm tra sau giết mổ các loại gia súc nuôi
1. Thực hiện khám đầu, phủ tạng (phổi, tim, gan, thận, lách, dạ dày, ruột) và khám thân thịt để phát hiện các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu bệnh lý. Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4 và mục 5 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kiểm tra thân thịt, phủ tạng sau giết mổ phải được tiến hành ngay sau khi tách phủ tạng, rửa sạch thân thịt và hạn chế tối đa làm thay đổi phẩm chất của thân thịt trong quá trình kiểm tra. Vết cắt trên thân thịt phải chính xác ở vị trí cần kiểm tra, thực hiện cắt dọc để hạn chế diện tích tiếp xúc của thân thịt với môi trường ngoài.
3. Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt, phủ tạng, phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra quyết định xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ V.S.T.Y” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
4. Thân thịt và phủ tạng của cùng một con gia súc phải được đánh dấu giống nhau để tránh nhầm lẫn; phủ tạng phải được kiểm tra tuần tự từng bộ phận để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
5. Đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm ăn được bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định.
6. Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, tr ang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ sau khi giết mổ theo hướng dẫn của cơ quan thú y quy định tại QCVN 01-150.

Như vậy, theo quy định thì cần thiết phải thực hiện đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y như trên.

Trước đây, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Kiểm tra sau giết mổ các loại gia súc nuôi

1. Thực hiện khám đầu, phủ tạng (phổi, tim, gan, thận, lách, dạ dày, ruột) và khám thân thịt để phát hiện các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu bệnh lý. Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4 và mục 5 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kiểm tra thân thịt, phủ tạng sau giết mổ phải được tiến hành ngay sau khi tách phủ tạng, rửa sạch thân thịt và hạn chế tối đa làm thay đổi phẩm chất của thân thịt trong quá trình kiểm tra. Vết cắt trên thân thịt phải chính xác ở vị trí cần kiểm tra, thực hiện cắt dọc để hạn chế diện tích tiếp xúc của thân thịt với môi trường ngoài.

3. Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt, phủ tạng, phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra quyết định xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ V.S.T.Y” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

4. Thân thịt và phủ tạng của cùng một con gia súc phải được đánh dấu giống nhau để tránh nhầm lẫn; phủ tạng phải được kiểm tra tuần tự từng bộ phận để phát hiện những dấu hiệu bất thường.

5. Đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm ăn được bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định.

Cơ sở giết mổ

Cơ sở giết mổ

Động vật có cần kiểm tra lâm sàng trước khi đưa vào giết mổ hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Kiểm tra trước giết mổ
...
3. Kiểm tra lâm sàng động vật:
a) Phải được tiến hành tại khu vực chờ giết mổ, có đủ ánh sáng;
b) Quan sát các biểu hiện lâm sàng của động vật: Trường hợp phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly động vật và kiểm tra lại toàn đàn. Mọi trường hợp động vật có dấu hiệu bất thường đều phải được đánh dấu, tách riêng, theo dõi và xử lý theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
c) Chỉ cho phép giết mổ gia súc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4, sạch, được lưu giữ tại khu vực chờ giết mổ để bảo đảm gia súc trở về trạng thái bình thường và đã được kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ;
d) Đối với động vật lưu giữ chưa giết mổ sau 24 giờ, phải tái kiểm tra lâm sàng.
...

Như vậy động vật trước khi giết mổ phải thông qua việc kiểm tra lâm sàng theo quy định trên một cách nghiêm túc.

Cơ sở giết mổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xây dựng cơ sở giết mổ heo công suất bao nhiêu con/ngày thì phải lập ĐTM?
Pháp luật
Việc cơ sở giết mổ trâu bò đưa nước vào trâu bò trước khi giết mổ có thể bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chủ cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Chất thải rắn nguy hại tại các cơ sở giết mổ động vật tập trung phải được thu gom và xử lý sau bao lâu?
Pháp luật
Cơ sở giết mổ tập trung phải cách đường quốc lộ bao nhiêu mét? Kiểm tra động vật sau giết mổ các loại gia súc nuôi có phải đóng dấu hay không?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh và yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ra sao? Động vật có cần kiểm tra trước khi đưa vào giết mổ hay không?
Pháp luật
Cơ sở giết mổ có bắt buộc phải có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ hay không?
Pháp luật
Có bắt buộc phải gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ không? Nếu có thì khi cơ sở giết mổ không thực hiện sẽ bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giết mổ
4,860 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giết mổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giết mổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào