Cơ sở giáo dục thu tiền đóng BHYT của học sinh, sinh viên được hưởng thù lao như thế nào? Cơ sở giáo dục thực hiện công việc gì để hưởng thù lao này?
- Cơ sở giáo dục thu tiền đóng BHYT của học sinh, sinh viên được hưởng mức thù lao như thế nào?
- Việc xác định phương thức đóng BHYT của học sinh, sinh viên để chi trả thù lao cho cơ sở giáo dục được thực hiện như thế nào?
- Để hưởng thù lao từ cơ quan BHXH, cơ sở giáo dục chỉ thực hiện thu tiền đóng BHYT của học sinh, sinh viên đúng không?
Cơ sở giáo dục thu tiền đóng BHYT của học sinh, sinh viên được hưởng mức thù lao như thế nào?
Mức thù lao cho cơ sở giáo dục thu tiền đóng BHYT của học sinh, sinh viên (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 2222/QĐ-BHXH năm 2022 thì mức chi thù lao cho cơ sở giáo dục của học sinh, sinh viên tham gia BHYT (không bao gồm số tiền thu do ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân hỗ trợ đóng) như sau:
Tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 2222/QĐ-BHXH năm 2022 thì việc phân vùng làm căn cứ chi thù lao cho cơ sở giáo dục được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 2222/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:
- Vùng I, gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Vùng II, gồm 27 tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh.
- Vùng III, gồm 29 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Thuận, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang.
Việc xác định phương thức đóng BHYT của học sinh, sinh viên để chi trả thù lao cho cơ sở giáo dục được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 2222/QĐ-BHXH năm 2022 quy định mức chi thù lao cho cơ sở giáo dục của học sinh, sinh viên tham gia BHYT như sau:
Quy định mức chi thù lao cho cơ sở giáo dục của học sinh, sinh viên tham gia BHYT (không bao gồm số tiền thu do ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân hỗ trợ đóng)
…
4. Trường hợp học sinh, sinh viên đóng liên tục từ 12 tháng trở lên theo phương thức đóng 03 tháng, 06 tháng, mức chi thù lao cho cơ sở giáo dục trong trường hợp này được xác định như học sinh, sinh viên đóng phương thức 12 tháng, cơ quan BHXH có trách nhiệm xác định lại mức chi thù lao để thanh toán cho cơ sở giáo dục.
Theo đó, các phương thức đóng BHYT làm căn cứ trả thù lao cho cơ sở giáo dục bao gồm:
- Phương thức đóng 12 tháng;
- Phương thức đóng 06 tháng;
- Phương thức đóng 03 tháng;
Trường hợp học sinh, sinh viên đóng liên tục từ 12 tháng trở lên theo phương thức đóng 03 tháng, 06 tháng, mức chi thù lao cho cơ sở giáo dục trong trường hợp này được xác định như học sinh, sinh viên đóng phương thức 12 tháng, cơ quan BHXH có trách nhiệm xác định lại mức chi thù lao để thanh toán cho cơ sở giáo dục.
Căn cứ số tiền thực thu của học sinh, sinh viên, không phân biệt học sinh, sinh viên tham gia lần đầu hay tiếp tục tham gia, vùng, phương thức đóng và hồ sơ, chứng từ do cơ sở giáo dục lập hợp pháp, hợp lệ nộp vào quỹ BHYT, cơ quan BHXH trích, trả ngay thù lao cho cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý.
Để hưởng thù lao từ cơ quan BHXH, cơ sở giáo dục chỉ thực hiện thu tiền đóng BHYT của học sinh, sinh viên đúng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 2222/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về các công việc cơ sở giáo dục của học sinh, sinh viên tham gia BHYT thực hiện để hưởng thù lao sau:
Quy định mức chi thù lao cho cơ sở giáo dục của học sinh, sinh viên tham gia BHYT (không bao gồm số tiền thu do ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân hỗ trợ đóng).
1. Mức chi thù lao Quyết định này cho cơ sở giáo dục của học sinh, sinh viên để thực hiện các công việc:
a) Vận động học sinh, sinh viên tham gia BHYT;
b) Lập danh sách học sinh, sinh viên tham gia BHYT;
c) Thu tiền đóng của học sinh, sinh viên; chuyển/nộp tiền, hồ sơ của học sinh, sinh viên kịp thời, đầy đủ cho cơ quan BHXH.
d) Nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH trả cho học sinh, sinh viên.
Theo đó, bên cạnh việc thu tiền đóng BHYT của học sinh, sinh viên, cơ sở giáo dục của học sinh, sinh viên tham gia BHYT còn thực hiện các công việc sau:
- Vận động học sinh, sinh viên tham gia BHYT;
- Lập danh sách học sinh, sinh viên tham gia BHYT;
- Chuyển/nộp tiền, hồ sơ của học sinh, sinh viên kịp thời, đầy đủ cho cơ quan BHXH;
- Nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH trả cho học sinh, sinh viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?