Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận số lượng người học vượt quá quy mô lớp học bị phạt tiền như thế nào?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận số lượng người học vượt quá quy mô lớp học bị phạt tiền như thế nào?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận số lượng người học vượt quá quy mô lớp học bị phạt tiền như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 14 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về quy mô lớp học như sau:
Vi phạm quy định về quy mô lớp học
Phạt tiền đối với hành vi bố trí số lượng người học vượt quá quy mô lớp học theo quy định theo các mức phạt sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi vượt quá quy mô lớp học từ 30% đến dưới 50%.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vượt quá quy mô lớp học từ 50% trở lên.
Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi nhận quá số lượng người học của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ dựa trên tỷ lệ số lượng người học vượt quá so với quy mô lớp học, cụ thể như sau:
- Số lượng người học vượt quá quy mô lớp học từ 30% đến dưới 50% sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
- Số lượng người học vượt quá quy mô lớp học từ 50% trở lên sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Quy mô lớp học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định về quy mô lớp học trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:
Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học
1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học.
2. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:
a) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;
b) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;
c) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn.
3. Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.
4. Quy mô lớp học: Lớp học lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên. Lớp học thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường; không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên đối với ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học, đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng ngành, nghề.
Theo đó, quy mô lớp học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có số lượng như sau:
- Lớp học lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên.
- Lớp học thực hành, tích hợp:
+ Không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường;
+ Không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên đối với ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học, đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng ngành, nghề.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những loại hình nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 như sau:
* Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
- Trường trung cấp;
- Trường cao đẳng.
* Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?