Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có vốn đầu tư thành lập tối thiếu là bao nhiêu?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có vốn đầu tư thành lập tối thiếu là bao nhiêu?
Yêu cầu đối với vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 15/2019/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
...
4. Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:
a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng;
b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng;
c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.
5. Chương trình đào tạo:
a) Chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;
c) Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
...
Như vậy, theo quy định thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai.
Mức vốn đầu tư cụ thể đối với từng cơ sở như sau:
(1) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng;
(2) Đối với trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài: tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng;
(3) Đối với trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài: tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có vốn đầu tư thành lập tối thiếu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Thẩm quyền quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 13 Nghị định 15/2019/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng, phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là:
(1) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cho phép thành lập đối với trường cao đẳng, phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
(2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là bao lâu?
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 15/2019/NĐ-CP như sau:
Thủ tục đăng ký hoạt động và thời hạn hoạt động
1. Thủ tục, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo Mục 1 và Mục 2 Chương III Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
2. Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày quyết định cho phép thành lập.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thời gian hoạt động dài hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, theo quy định, thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là không quá 50 năm, tính từ ngày quyết định cho phép thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?