Cơ sở dữ liệu về quy hoạch được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua đâu?
Cơ sở dữ liệu về quy hoạch được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua đâu?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Tích hợp quy hoạch là phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên một phạm vi lãnh thổ xác định nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.
11. Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch.
12. Cơ quan lập quy hoạch là cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao trách nhiệm lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia.
13. Cơ sở dữ liệu về quy hoạch là tập hợp thông tin thể hiện nội dung cơ bản về quy hoạch được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.
14. Sơ đồ, bản đồ quy hoạch là bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch.
Theo quy định, cơ sở dữ liệu về quy hoạch là tập hợp thông tin thể hiện nội dung cơ bản về quy hoạch được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.
Như vậy, cơ sở dữ liệu về quy hoạch được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.
Cơ sở dữ liệu về quy hoạch được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua đâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch có bao gồm hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch không?
Căn cứ quy định tại Điều 31 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch
1. Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Tờ trình;
b) Báo cáo quy hoạch;
c) Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;
đ) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
e) Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
2. Hội đồng thẩm định quy hoạch chỉ tổ chức thẩm định khi nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định có quyền yêu cầu cơ quan trình thẩm định quy hoạch cung cấp thêm thông tin, giải trình về các nội dung liên quan.
Theo đó, hồ sơ trình thẩm định quy hoạch bao gồm hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
Ngoài ra, hồ sơ trình thẩm định quy hoạch còn bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ trình;
- Báo cáo quy hoạch;
- Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
Lưu ý: Hội đồng thẩm định quy hoạch chỉ tổ chức thẩm định khi nhận đủ hồ sơ nêu trên. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định có quyền yêu cầu cơ quan trình thẩm định quy hoạch cung cấp thêm thông tin, giải trình về các nội dung liên quan.
08 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch bao gồm?
08 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch được quy định tại Điều 4 Luật Quy hoạch 2017, gồm các nguyên tắc sau:
(1) Tuân theo quy định của Luật Quy hoạch 2017, quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường.
(3) Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
(4) Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.
(5) Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.
(6) Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch.
(7) Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
(8) Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 121:2025/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới từ 1/1/2025 thế nào?
- Tham luận Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam ngắn gọn? Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là tổ chức của ai?
- Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập có yêu cầu về tính độc lập, khách quan không?
- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực có được xem là cơ sở pháp lý cao nhất mà các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện không?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng đưa vào hoạt động, khai thác sử dụng trên toàn quốc từ ngày nào?