Cơ sở dữ liệu về cư trú có cập nhật thông tin về tên thường gọi của công dân? Hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú được đồng bộ và kết nối với những cơ quan nào?
Cơ sở dữ liệu về cư trú có cập nhật thông tin về tên thường gọi của công dân hay không?
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân được quy định tại Điều 9 Nghị định 62/2021/NĐ-CP như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm:
1. Số hồ sơ cư trú.
2. Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú.
3. Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú.
4. Tình trạng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng.
5. Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại.
6. Nơi lưu trú, thời gian lưu trú.
7. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.
8. Quan hệ với chủ hộ.
9. Số định danh cá nhân.
10. Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
11. Ngày, tháng, năm sinh.
12. Giới tính.
13. Nơi đăng ký khai sinh.
14. Quê quán.
15. Dân tộc.
16. Tôn giáo.
17. Quốc tịch.
18. Tình trạng hôn nhân.
19. Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó.
20. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp.
21. Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
22. Số Chứng minh nhân dân, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ Căn cước công dân.
23. Họ, chữ đệm và tên gọi khác.
24. Nghề nghiệp (trừ lực lượng vũ trang nhân dân).
25. Tiền án.
26. Tiền sự.
27. Biện pháp ngăn chặn bị áp dụng.
28. Người giám hộ.
29. Thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, mail, địa chỉ hòm thư).
30. Số, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
31. Số, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định truy nã.
32. Thông tin khác về công dân được tích hợp, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác.
Theo đó, ngoài họ, chữ đệm và tên khai sinh, Cơ sở dữ liệu về cư trú còn cập nhật thông tịn về họ, chữ đệm và tên gọi khác của công dân.
Cơ sở dữ liệu về cư trú (Hình từ Internet)
Hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú phải được đồng bộ và kết nối với những cơ quan nào?
Hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú được quy định tại Điều 10 Nghị định 62/2021/NĐ-CP như sau:
Hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú
1. Hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú do Bộ Công an quản lý, được kết nối thống nhất, đồng bộ đến Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện và Công an cấp xã.
2. Xây dựng Cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm các hoạt động:
a) Bố trí mặt bằng, xây dựng các công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị;
b) Trang bị các trang thiết bị cần thiết;
c) Nâng cấp hạ tầng mạng;
d) Tổ chức cơ sở dữ liệu; xây dựng phần mềm quản lý, đăng ký cư trú;
d) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
e) Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu;
g) Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu;
h) Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu;
i) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú do Bộ Công an quản lý, được kết nối thống nhất, đồng bộ đến Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện và Công an cấp xã.
Có được phép cập nhật những thông tin không thống nhất về nội dung vào Cơ sở dữ liệu về cư trú?
Việc cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 62/2021/NĐ-CP như sau:
Nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú
...
2. Việc thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác;
b) Trường hợp thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập, cập nhật thông tin về công dân, công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc công dân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Các thông tin về công dân đã được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải được lưu trữ đầy đủ, thể hiện được quá trình lịch sử các lần cập nhật, thay đổi, điều chỉnh.
...
Theo đó, trường hợp thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập, cập nhật thông tin về công dân, công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc công dân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết luận 150-KL/TW Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới?
- Phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa không tiếp tục chở hàng hóa có phải bóc các biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện?
- Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp 2026 2031 thống nhất ra sao?
- Quảng Ngãi sáp nhập Kon Tum: tổng diện tích sau sáp nhập? Quảng Ngãi, Kon Tum thuộc vùng kinh tế nào?
- Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi thuộc tỉnh thành nào? Địa đạo Củ Chi được công nhận Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt năm nào?