Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ cập nhật những thông tin gì khi công dân thực hiện đăng ký khai sinh?
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là gì?
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 87/2020/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là Cơ sở dữ liệu được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch, nhằm lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân được đăng ký theo quy định pháp luật, bằng thiết bị số, trong môi trường mạng, thông qua Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện từ dùng chung.
...
Theo đó, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là Cơ sở dữ liệu được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch, nhằm lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân được đăng ký theo quy định pháp luật, bằng thiết bị số, trong môi trường mạng, thông qua Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện từ dùng chung.
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử?
Trách nhiệm quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 87/2020/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung là nền tảng của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện từ, bao gồm phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch và các phần mềm ứng dụng, dịch vụ do Bộ Tư pháp xây dựng, thiết kế, cung cấp cho các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch để đăng ký hộ tịch, xây dựng, cập nhật, số hóa, chuẩn hóa và quản lý các dữ liệu hộ tịch, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung được kết nối với Hệ thống thông tin một cửa điện từ cấp tỉnh; thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện từ cấp tỉnh kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để hỗ trợ tiếp nhận, giải quyết, theo dõi tình hình tiếp nhận, giải quyết và kết quả giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch được thực hiện thông qua phương thức đăng ký trực tuyến.
3. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử bao gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp), Phòng Tư pháp các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Phòng Tư pháp).
...
Theo đó, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử bao gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Tư pháp các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ cập nhật những thông tin gì khi công dân thực hiện đăng ký khai sinh?
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 87/2020/NĐ-CP như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử bao gồm:
a) Các thông tin hộ tịch của cá nhân được xác lập khi đăng ký khai sinh: họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, nơi cư trú, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh; họ tên, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh, mối quan hệ với người được khai sinh; số đăng ký, quyển số, ngày, tháng, năm đăng ký, tên cơ quan đăng ký khai sinh; họ tên, chức vụ của người ký Giấy khai sinh;
b) Các thông tin hộ tịch của cá nhân là công dân Việt Nam được xác lập khi ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú khai sinh): họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người được ghi chú khai sinh; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của người được ghi chú khai sinh; tên loại giấy tờ, số, ngày, tháng, năm cấp, tên cơ quan, tên quốc gia cấp giấy tờ hộ tịch là cơ sở ghi chú khai sinh; thông tin về người đi đăng ký khai sinh; họ tên, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người yêu cầu ghi chú khai sinh; số đăng ký, quyển số, ngày, tháng, năm đăng ký, tên cơ quan thực hiện ghi chú khai sinh; họ tên, chức vụ của người ký Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh;
...
Theo đó, các thông tin hộ tịch của cá nhân được xác lập khi đăng ký khai sinh sẽ được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử bao gồm:
- Họ tên;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi sinh;
- Dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh;
- Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, nơi cư trú, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh;
- Họ tên, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh, mối quan hệ với người được khai sinh;
- Số đăng ký, quyển số, ngày, tháng, năm đăng ký, tên cơ quan đăng ký khai sinh;
- Họ tên, chức vụ của người ký Giấy khai sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?