Cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ có được quản lý tập trung không? Cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu này có phải Bộ Nội Vụ không?
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ có được quản lý tập trung không?
Việc quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ được quy định tại Điều 4 Quy định cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BNV như sau:
Nguyên tắc cập nhật, kết nối, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ
1. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ được quản lý tập trung từ trung ương đến bộ, ngành, địa phương; bảo đảm sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, tập trung tối đa nguồn lực, rút ngắn thời gian trong việc thu thập, chỉnh sửa, cập nhật thông tin cho cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ trong các cơ quan, đơn vị.
2. Công tác cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan, được thực hiện thống nhất, liên tục, đồng bộ, khoa học, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin của các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Việc cập nhật cơ sở dữ liệu bảo đảm nguyên tắc dữ liệu chỉ thu thập từ một nguồn, một lần không trùng lặp và chia sẻ lại các hệ thống thông tin có liên quan phục vụ khai thác dữ liệu.
3. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ được chia sẻ phục vụ các hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng dữ liệu.
4. Cơ quan, đơn vị được kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin với cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ phải đảm bảo điều kiện hạ tầng hệ thống thông tin, mô hình kết nối, cấu trúc dữ liệu, an ninh, an toàn, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
5. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin. Việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ phải tuân thủ kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nội vụ, quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ sẽ được quản lý tập trung từ trung ương đến bộ, ngành, địa phương.
Điều này bảo đảm sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, tập trung tối đa nguồn lực, rút ngắn thời gian trong việc thu thập, chỉnh sửa, cập nhật thông tin cho cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ trong các cơ quan, đơn vị.
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ (Hình từ Internet)
Có những tài khoản nào trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ?
Theo Điều 7 Quy định cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BNV thì tài khoản trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ gồm:
- Tài khoản quản trị cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ do Bộ Nội vụ quản lý.
- Tài khoản quản trị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các cơ quan trung ương, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (cơ quan quản lý dữ liệu cấp II) do Bộ Nội vụ cấp và giao cho các cơ quan quản lý, sử dụng.
- Tài khoản quản trị của các cơ quan, đơn vị do cơ quan quản lý dữ liệu cấp II cấp trên cấp và giao cho các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng. Tài khoản dùng để khai thác sử dụng của các đơn vị, cá nhân thuộc và trực thuộc các cơ quan, đơn vị do cơ quan, đơn vị cấp để quản lý, sử dụng.
Cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ có phải Bộ Nội Vụ không?
Quy định về cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ tại khoản 1 Điều 12 Quy định cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BNV như sau:
Trách nhiệm của đơn vị thuộc Bộ Nội vụ
1. Đơn vị thuộc Bộ Nội vụ được phân công là cơ quan quản lý dữ liệu cấp I
a) Là cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ.
b) Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai sử dụng, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ.
c) Kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ lên Cổng dữ liệu quốc gia phục vụ cơ quan, tổ chức và cá nhân khai thác thông tin theo quy định tại Quy định này.
d) Chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực được phân công và phê duyệt báo cáo dữ liệu của các cơ quan, đơn vị gửi về trên hệ thống phần mềm.
đ) Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin, Bộ Nội vụ xây dựng Quy chế vận hành của cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi phụ trách.
e) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ theo quy định của pháp luật.
g) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quy định tại Quy định này.
h) Sơ kết, tổng kết, thống kê kết quả thực hiện của các đơn vị, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện Quy định này.
...
Như vậy, đơn vị thuộc Bộ Nội vụ được phân công là cơ quan quản lý dữ liệu cấp I sẽ là cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?