Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có sử dụng xe tập lái có giấy phép xe tập lái nhưng hết hạn có bị phạt hành chính?
- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có sử dụng xe tập lái có giấy phép xe tập lái nhưng hết hạn có bị phạt hành chính?
- Thủ tục cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo lái xe ô tô như thế nào?
- Cảnh sát giao thông có quyền phạt hành chính đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô có sử dụng xe tập lái có giấy phép xe tập lái nhưng hết hạn?
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có sử dụng xe tập lái có giấy phép xe tập lái nhưng hết hạn có bị phạt hành chính?
Hành vi sử dụng xe tập lái có giấy phép xe tập lái nhưng hết hạn của cơ sở đào tạo lái xe ô tô được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe
...
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe không bố trí giáo viên dạy thực hành ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe; bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn để giảng dạy;
b) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không có “Giấy phép xe tập lái” hoặc có nhưng hết hạn, không gắn biển xe "Tập lái" trên xe theo quy định, không ghi tên cơ sở đào tạo, số điện thoại ở mặt ngoài hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe theo quy định;
c) Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không trang bị thêm bộ phận hãm phụ hoặc có nhưng không có tác dụng;
d) Cơ sở đào tạo lái xe tuyển sinh học viên không đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, thâm niên, số km lái xe an toàn tương ứng với từng hạng đào tạo; tuyển sinh học viên không đủ hồ sơ theo quy định;
đ) Cơ sở đào tạo lái xe không có đủ số lượng giáo viên dạy thực hành lái xe các hạng để đáp ứng với lưu lượng thực tế đào tạo tại các thời điểm;
e) Cơ sở đào tạo lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 01 khóa đào tạo;
g) Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
h) Trung tâm sát hạch lái xe không duy trì đủ các điều kiện quy định trong “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 7 Điều này;
i) Trung tâm sát hạch lái xe không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ theo quy định của 01 kỳ sát hạch lái xe;
k) Người dự sát hạch mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết, lên xe sát hạch hoặc có hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch.
...
Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ô tô có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng xe tập lái có giấy phép xe tập lái nhưng hết hạn.
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có sử dụng xe tập lái có giấy phép xe tập lái nhưng hết hạn có bị phạt hay không? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo lái xe ô tô như thế nào?
Thủ tục cấp giấy phép xe tập lái được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP) như sau:
- Tổ chức gửi danh sách quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 65/2016/NĐ-CP kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 65/2016/NĐ-CP;
- Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra cấp giấy phép xe tập lái cho tổ chức đề nghị cấp phép tại thời điểm kiểm tra cấp giấy phép đào tạo lái xe;
- Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trường hợp cấp lại giấy phép xe tập lái hoặc bổ sung xe tập lái: Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ bao gồm các thành phần nêu tại khoản 1 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 65/2016/NĐ-CP.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cảnh sát giao thông có quyền phạt hành chính đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô có sử dụng xe tập lái có giấy phép xe tập lái nhưng hết hạn?
Thẩm quyền phạt hành chính của cảnh sát giao thông được quy định tại điểm h khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
h) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 37;
...
Theo đó, cảnh sát giao thông có quyền phạt hành chính đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô có sử dụng xe tập lái có giấy phép xe tập lái nhưng hết hạn











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 1489 hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng?
- Sáp nhập xã: Căn cứ tính số lượng công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách theo tiêu chuẩn về quy mô dân số tại Công văn 4368?
- Sau sáp nhập xã, người hoạt động không chuyên trách giữ chức danh bầu cử dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã được trợ cấp mỗi tháng nghỉ trước bao nhiêu?
- Giáo viên mầm non cốt cán có nhiệm vụ phải bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet đúng không? Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên mầm non cốt cán?
- Quy định mới về những nguồn bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt? Thẩm quyền quyết định các biện pháp xử lý ngân quỹ?