Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bị đình chỉ hoạt động thì có bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải không?
- Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bị đình chỉ hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải trong trường hợp nào?
- Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bị đình chỉ hoạt động thì có bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải không?
- Để được hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải, cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bị đình chỉ hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải trong trường hợp nào?
Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 29/2017/NĐ-CP thì cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bị đình chỉ hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải trong các trường hợp sau:
- Không duy trì một trong các điều kiện của cơ sở đào tạo, huấn luyện quy định tại Nghị định 29/2017/NĐ-CP;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải.
Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền lợi nhà giáo, người học và người lao động trong cơ sở đào tạo, huấn luyện và phải thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải.
Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định cho phép cơ sở đào tạo, huấn luyện tiếp tục hoạt động đào tạo, huấn luyện.
Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bị đình chỉ hoạt động thì có bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 29/2017/NĐ-CP quy định về các trường hợp Giấy chứng nhận của cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bị thu hồi như sau:
Thu hồi Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận của cơ sở đào tạo, huấn luyện bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở đào tạo, huấn luyện chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của cơ sở đào tạo, huấn luyện;
b) Cơ sở đào tạo, huấn luyện cố ý làm sai lệch thông tin khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận;
c) Cơ sở đào tạo, huấn luyện không tổ chức hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải trong thời gian 18 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận;
d) Hết thời hạn đình chỉ mà cơ sở đào tạo, huấn luyện không khắc phục được vi phạm là nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu trong thời hạn đình chỉ hoạt động mà cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải không khắc phục được vi phạm là nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ thì cơ sở đó có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận của cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải
Để được hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải, cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Điều kiện của cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải được quy định tại Điều 4 Nghị định 29/2017/NĐ-CP, Điều 5 Nghị định 29/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1, 2 Điều 1 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) và Điều 6 Nghị định 29/2017/NĐ-CP như sau:
* Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Có Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO do tổ chức chứng nhận có thẩm quyền cấp chậm nhất sau 18 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải.
- Có cơ sở dữ liệu điện tử quản lý chứng chỉ nghiệp vụ của thuyền viên hàng hải để tra cứu theo quy định của Công ước STCW chậm nhất sau 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải.
* Điều kiện về giảng viên và huấn luyện viên
- Giảng viên dạy lý thuyết phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với môn học hoặc chuyên ngành được phân công giảng dạy.
- Giảng viên và huấn luyện viên dạy thực hành đáp ứng điều kiện sau:
+ Phải có Giấy chứng nhận Huấn luyện viên chính hoặc chứng chỉ tương đương do Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) hoặc đơn vị được IMO công nhận cấp theo quy định của Công ước STCW;
+ Đã đảm nhiệm chức danh trên tàu biển với mức trách nhiệm sỹ quan quản lý theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, huấn luyện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Ngoài các điều kiện nêu trên, các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải còn phải tuân theo các quy định có liên quan của pháp luật về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
* Điều kiện về chương trình đào tạo, huấn luyện
Có đủ chương trình đào tạo, huấn luyện, tài liệu giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?