Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em phải có trách nhiệm công bố các thông tin nào khi có yêu cầu?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh do cơ quan nào có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em phải có trách nhiệm công bố các thông tin nào khi có yêu cầu?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em phải hoạt động và bảo đảm những yêu cầu nào theo quy định?
Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh do cơ quan nào có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động?
Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật trẻ em 2016 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật liên quan đến quy hoạch 2018 về thẩm quyền thành lập, cấp đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cụ thể như sau:
Thẩm quyền thành lập, cấp đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em công lập thuộc thẩm quyền quản lý và cấp đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em khác có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thực hiện việc phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; xây dựng quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em thuộc lĩnh vực quản lý và kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em công lập và cấp đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em khác có phạm vi hoạt động trong địa bàn tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em công lập và cấp đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em khác có phạm vi hoạt động trong địa bàn huyện.
Như vậy, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cấp đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh.
Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thực hiện việc phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em phải có trách nhiệm công bố các thông tin nào khi có yêu cầu?
Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em phải có trách nhiệm công bố các thông tin nào khi có yêu cầu? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 56/2017/NĐ-CP thì cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em phải công bố các thông tin sau đây khi có yêu cầu của trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em:
- Quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động và các dịch vụ được cung cấp;
- Giá các dịch vụ (nếu có);
- Biện pháp, chế độ cung cấp dịch vụ cho trẻ em;
- Trách nhiệm tham gia trong quá trình cung cấp dịch vụ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc chính trẻ em.
Lưu ý: Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em phải tiếp nhận, xem xét, trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản về ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cơ quan, tổ chức có liên quan đối với các dịch vụ do cơ sở cung cấp.
Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em phải hoạt động và bảo đảm những yêu cầu nào theo quy định?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Trẻ em 2016 thì cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoạt động theo nội dung đã đăng ký và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoạt động theo nội dung đã đăng ký và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Các yêu cầu quy định tại Điều 47 Luật Trẻ em 2016;
- Tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Thực hiện việc tiếp nhận, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và chuyển giao trẻ em, kết quả cung cấp dịch vụ cho trẻ em giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em;
- Chịu sự hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Giữ bí mật thông tin liên quan đến trẻ em bị xâm hại, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
Ngoài ra, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được tiếp nhận hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật để thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?