Cơ sở chế biến rau quả phải được bố trí cách xa những khu vực nào? Hệ thống thông gió và chiếu sáng của cơ sở chế biến rau quả cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Cơ sở chế biến rau quả phải được bố trí cách xa những khu vực nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT quy định về vấn đề như sau:
Quy định chung đối với cơ sở chế biến rau quả
2.1.1. Địa điểm xây dựng và môi trường xung quanh
2.1.1.1. Cơ sở phải được bố trí ở vị trí phù hợp, thuận tiện về giao thông, có đủ nguồn nước sạch, nguồn cung cấp điện, có hệ thống thoát nước tốt.
2.1.1.2. Cơ sở phải bố trí cách xa:
- Khu vực có môi trường ô nhiễm như khu vực chứa chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi, nghĩa trang,....
- Khu vực dễ bị ứ nước, ngập lụt.
2.1.1.3. Môi trường xung quanh: Khu vực xung quanh nhà xưởng, đường, lối đi và các khu vực khác trong cơ sở chế biến phải có độ nghiêng thoát nước cần thiết và được lát bằng vật liệu cứng, bền hoặc phủ cỏ, trồng cây.
Như vậy, khi lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở chế biến rau quả thì cần phải lưu ý bố trí cách xa những khu vực sau đây:
- Khu vực có môi trường ô nhiễm như khu vực chứa chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi, nghĩa trang,....
- Khu vực dễ bị ứ nước, ngập lụt.
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến rau củ (Hình từ Internet)
Nhà xưởng của cơ sở chế biến rau quả cần đáp ứng những yêu cầu gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
Tại tiểu mục 2.1.2 và tiểu mục 2.1.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT quy định về những yêu cầu thiết kế, bố trí nhà xưởng và kết cấu nhà xưởng đối với cơ sở chế biến rau quả như sau:
Yêu cầu thiết kế, bố trí nhà xưởng
2.1.2.1. Có tường bao ngăn cách với bên ngoài.
2.1.2.2. Được xây dựng vững chắc bằng các vật liệu không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tránh được sự xâm nhập của sinh vật gây hại và các chất gây nhiễm bẩn.
2.1.2.3. Diện tích nhà xưởng phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các hoạt động chế biến đạt yêu cầu công nghệ và dễ áp dụng các biện pháp vệ sinh công nghiệp.
2.1.2.4. Khu vực chế biến phải được thiết kế và bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để tránh lây nhiễm chéo.
2.1.2.5. Có sự cách biệt giữa khu sản xuất và không sản xuất, giữa các khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bao gói, kho hàng, khu thay trang phục, khu nhà ăn, khu vệ sinh để tránh lây nhiễm chéo.
2.1.2.6. Thiết kế bể nước sát trùng ủng tại cửa ra vào xưởng chế biến sao cho bắt buộc người ra vào phải lội qua.
Kết cấu nhà xưởng
2.1.3.1. Trần nhà: phải đảm bảo kín, sáng màu, làm bằng các vật liệu không thấm nước, không rạn nứt, tránh mốc, đọng nước và các chất bẩn.
2.1.3.2. Sàn nhà: có bề mặt cứng, bền vững, làm bằng các vật liệu không ngấm nước, không trơn, không bị hoá chất làm thôi nhiễm, không gây độc đối với thực phẩm, dễ làm vệ sinh và thoát nước tốt.
2.1.3.3. Tường và góc nhà: tường phải phẳng, sáng màu, các góc nhà phải làm tròn, không ngấm nước, không gây ô nhiễm đối với thực phẩm, dễ làm vệ sinh.
2.1.3.4. Cửa ra vào: có bề mặt nhẵn, không ngấm nước, tốt nhất là tự động đóng, mở và đóng kín.
2.1.3.5. Cửa sổ: được thiết kế sao cho hạn chế bám bụi tới mức thấp nhất, có lưới bảo vệ làm bằng vật liệu không gỉ, tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật; thuận tiện cho việc làm vệ sinh thường xuyên.
Riêng đối với phòng cấp đông, phòng đóng gói sản phẩm rau quả đông lạnh không bố trí cửa sổ.
Hệ thống thông gió và chiếu sáng của cơ sở chế biến rau quả cần tuân thủ những điều kiện gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1.4.1 và tiểu mục 2.1.4.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT thì hệ thống thông gió và chiếu sáng của cơ sở chế biến rau quả cần đáp ứng những yêu cầu sau:
(1) Hệ thống thông gió
- Hệ thống thông gió phải có công suất phù hợp và được lắp đặt tại các vị trí cần thiết nhằm loại bỏ hơi nước ngưng tụ, không khí nóng, không khí bị ô nhiễm, mùi lạ và bụi.
- Phải đảm bảo cho dòng không khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn, từ nơi có thành phẩm về phía nguyên liệu.
- Hệ thống thông gió phải được thiết kế an toàn, dễ bảo dưỡng và kiểm tra, có lưới bảo vệ bằng các vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh.
(2) Hệ thống chiếu sáng
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo phải đảm bảo cường độ ánh sáng không nhỏ hơn 540 lux ở các khu vực chế biến thủ công, phân loại, kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm; các khu vực khác không nhỏ hơn 220 lux.
- Đèn chiếu sáng phải có chụp bảo vệ an toàn và bảo đảm nếu bị vỡ các mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?