Cơ sở chế biến rau quả cần phải kiểm soát quá trình chế biến rau quả như thế nào? Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến rau quả cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến rau quả cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo tiểu mục 2.1.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT quy định về địa điểm xây dựng và môi trường xung quanh của cơ sở chế biến rau quả như sau:
Quy định chung đối với cơ sở chế biến rau quả
2.1.1. Địa điểm xây dựng và môi trường xung quanh
2.1.1.1. Cơ sở phải được bố trí ở vị trí phù hợp, thuận tiện về giao thông, có đủ nguồn nước sạch, nguồn cung cấp điện, có hệ thống thoát nước tốt.
2.1.1.2. Cơ sở phải bố trí cách xa:
- Khu vực có môi trường ô nhiễm như khu vực chứa chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi, nghĩa trang,....
- Khu vực dễ bị ứ nước, ngập lụt.
2.1.1.3. Môi trường xung quanh: Khu vực xung quanh nhà xưởng, đường, lối đi và các khu vực khác trong cơ sở chế biến phải có độ nghiêng thoát nước cần thiết và được lát bằng vật liệu cứng, bền hoặc phủ cỏ, trồng cây.
Theo đó, địa điểm xây dựng của cơ sở chế biến rau quả cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên.
Kiểm soát quá trình chế biến rau quả như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở chế biến rau quả cần phải kiểm soát quá trình chế biến rau quả theo quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT quy định về những yêu cầu về kiểm soát quá trình chế biến rau quả cụ thể như sau:
(1) Quy định chung
- Cơ sở chế biến phải có bộ phận kỹ thuật làm nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, phân tích kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giám sát quá trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ghi chép đầy đủ kết quả vào hồ sơ theo dõi. Bộ phận Kỹ thuật phải có cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.
- Cơ sở chế biến phải phải ban hành bằng văn bản các quy trình công nghệ của từng loại sản phẩm, quy trình vận hành thiết bị, quy trình vệ sinh nhà xưởng và tất cả mọi hoạt động chế biến rau quả phải tuân thủ các quy trình này.
- Xác định các điểm kiểm soát quan trọng, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, VSATTP phù hợp và kiểm soát trong suốt quá trình chế biến một cách hiệu quả.
(2) Kiểm soát quá trình chế biến
- Tất cả các nguyên vật liệu, bao bì, chất phụ gia thực phẩm phải được kiểm tra chất lượng, nguồn gốc xuất xứ (nơi bán, nơi sản xuất), phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo VSATTP mới được đưa vào sản xuất.
- Nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ phải được vệ sinh, khử trùng trước khi sản xuất và định kỳ trong ca sản xuất.
- Kiểm soát các công đoạn chế biến tránh nhiễm bẩn chéo giữa nguyên liệu, vật liệu với sản phẩm, đặc biệt là nguy cơ nhiễm bẩn từ phụ phẩm, chất thải.
- Kiểm soát chặt chẽ việc phối chế các các thành phần và các chất phụ gia thực phẩm.
- Kiểm soát các thông số nhiệt độ, thời gian, áp suất trong thanh trùng, ghép mí; các thông số nhiệt độ, thời gian của các quá trình nhiệt như: chần, hấp, đun nóng, làm nguội, làm lạnh, đông lạnh,… theo yêu cầu của quy trình chế biến.
- Các sản phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật, sản phẩm có độ axít thấp, sản phẩm khô phải được kiểm soát, điều chỉnh các thông số về nhiệt độ, pH, độ ẩm,... theo các yêu cầu kỹ thuật của quy trình chế biến.
- Sản phẩm lạnh đông phải duy trì nhiệt độ tâm sản phẩm không lớn hơn âm 180C (-180C).
- Trong quá trình chế biến phải kiểm tra và loại bỏ các sản phẩm và nguyên vật liệu bị hư hỏng.
(3) Sử dụng và bảo quản hóa chất
- Các chất phụ gia thực phẩm, hóa chất để khử trùng, tẩy rửa,... phải nằm trong danh mục được phép sử dụng và sử dụng đúng nồng độ theo quy định hiện hành.
- Mỗi nhóm hoá chất phải được bảo quản riêng, đựng trong bao bì dễ nhận biết, có đầy đủ nhãn mác, đặc tính sử dụng, cách dùng. Kho bảo quản phải cách biệt với khu chế biến.
(4) Ghi nhãn sản phẩm
- Phải ghi đầy đủ các thông tin theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
(5) Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rau quả
- Cơ sở phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm rau quả với các cơ quan có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn công bố.
- Chất lượng sản phẩm rau quả phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế ban hành “Quy định tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.
Như vậy, trong quá trình chế thì cơ sở chế biến rau quả cần phải kiểm soát quy trình này theo những yêu cầu được nêu trên để nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hệ thống thông gió tại cơ sở chế biến rau quả cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Tại tiểu mục 2.1.4.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT quy định về yêu cầu đối với hệ thống thông gió của cơ sở chế biến rau quả cụ thể như sau:
Hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió phải có công suất phù hợp và được lắp đặt tại các vị trí cần thiết nhằm loại bỏ hơi nước ngưng tụ, không khí nóng, không khí bị ô nhiễm, mùi lạ và bụi.
Phải đảm bảo cho dòng không khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn, từ nơi có thành phẩm về phía nguyên liệu.
Hệ thống thông gió phải được thiết kế an toàn, dễ bảo dưỡng và kiểm tra, có lưới bảo vệ bằng các vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?