Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với các trường hợp nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với các trường hợp nào? Trình tự kiểm tra hồ sơ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ? Câu hỏi của anh P.K.A đến từ TP.HCM.

Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với các trường hợp nào?

Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về biện pháp chống gian lận xuất xứ:

Theo đó, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với các trường hợp sau:

(1) Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 3 tháng kể từ lần đầu tiên thương nhân đăng tải các thông tin, dữ liệu không liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền;

(2) Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát hiện việc thương nhân sử dụng chứng từ giả hoặc kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

(3) Thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp và tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thương nhân không hợp tác, không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ hoặc cung cấp sai thông tin chứng minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành hậu kiểm.

Ngoài các biện pháp chống gian lận xuất xứ nêu tại (2), (3), cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn.

Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tránh nguy cơ bị các nước nhập khẩu Điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như lập cơ chế giám sát trong quá trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ngừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho một số mặt hàng hoặc thương nhân gian lận.

Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với các trường hợp nào?

Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với các trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Trình tự kiểm tra hồ sơ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 39/2018/TT-BCT thì:

Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa,việc kiểm tra hồ sơ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) đã cấp theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Bộ Công Thương gửi cho cơ quan, tổ chức cấp C/O văn bản yêu cầu kiểm tra.

Bước 2: Cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho Bộ Công Thương trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại Bước 1.

Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời văn bản yêu cầu kiểm tra, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi cho Bộ Công Thương văn bản giải trình không muộn hơn 5 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định.

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/O yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được đã cấp hoặc đã phát hành thực hiện trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2018/TT-BCT về trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành.

Theo đó, việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện trong trường hợp sau:

- Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa.

- Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.

Trong đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 39/2018/TT-BCT thì:

Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hoạt động rà soát, đối chiếu, xác thực hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ.

Xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai có thẩm quyền ban hành Quyết định kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu?
Pháp luật
Thời gian cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu là bao lâu?
Pháp luật
Công đoạn gia công, chế biến đơn giản không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa là những công đoạn, chế biến nào?
Pháp luật
Tỷ lệ Phần trăm giá trị (LVC) trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi là gì? Công thức tính LVC? Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt LVC là mẫu nào?
Pháp luật
De Minimis trong Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi là gì? Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt De Minimis?
Pháp luật
Trị giá FOB bao gồm những chi phí nào? Công thức tính trị giá FOB là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu?
Pháp luật
Mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và các chứng từ khác có sự khác nhau thì cơ quan hải quan có chấp nhận?
Pháp luật
Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với các trường hợp nào?
Pháp luật
Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? Thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì phải lưu trữ hồ sơ chứng minh hàng hóa tự khai báo trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Các trường hợp áp dụng biện pháp chống gian lận xuất xứ? Khi phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, Bộ Tài chính có trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất xứ hàng hóa
134 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất xứ hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: