Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự khi ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung có phải thanh toán chi phí giám định không?
- Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm thanh toán chi phí giám định như thế nào?
- Xác định chi phí giám định trong tố tụng hình sự căn cứ vào đâu? Chi phí giám định trong tố tụng hình sự gồm những chi phí gì?
- Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung có phải nộp tiền tạm ứng và thanh toán chi phí giám định không?
Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm thanh toán chi phí giám định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Trách nhiệm thanh toán chi phí giám định như sau:
Trách nhiệm thanh toán chi phí giám định
1. Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 6 của Pháp lệnh này có trách nhiệm thanh toán chi phí giám định theo mức, thời hạn, phương thức mà tổ chức, cá nhân đã thực hiện giám định thông báo. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng không chịu trách nhiệm trả chi phí giám định. Người bị hại phải hoàn trả cho cơ quan tiến hành tố tụng chi phí giám định đã nộp.
...
Theo quy định trên, cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án có trách nhiệm thanh toán chi phí giám định theo mức, thời hạn, phương thức mà tổ chức, cá nhân đã thực hiện giám định thông báo.
Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, tuy nhiên, quy định trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng không chịu trách nhiệm trả chi phí giám định. Người bị hại phải hoàn trả cho cơ quan tiến hành tố tụng chi phí giám định đã nộp. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
...
Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Tố tụng hình sự (Hình từ Internet)
Xác định chi phí giám định trong tố tụng hình sự căn cứ vào đâu? Chi phí giám định trong tố tụng hình sự gồm những chi phí gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Xác định chi phí giám định như sau:
Xác định chi phí giám định
1. Căn cứ tính chất của đối tượng và nội dung giám định cụ thể, chi phí giám định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền lương và các khoản thù lao cho người thực hiện giám định;
b) Chi phí vật tư tiêu hao;
c) Chi phí sử dụng dịch vụ;
d) Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị;
đ) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Theo đó, căn cứ tính chất của đối tượng và nội dung giám định cụ thể, chi phí giám định trong tố tụng hình sự bao gồm một hoặc một số chi phí sau:
- Chi phí tiền lương và các khoản thù lao cho người thực hiện giám định;
- Chi phí vật tư tiêu hao;
- Chi phí sử dụng dịch vụ;
- Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị;
- Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung có phải nộp tiền tạm ứng và thanh toán chi phí giám định không?
Căn cứ theo Điều 10 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Chi phí giám định bổ sung, giám định lại như sau:
Chi phí giám định bổ sung, giám định lại
Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh này ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại thì phải nộp tiền tạm ứng và thanh toán chi phí giám định theo quy định tại mục này.
Theo quy định trên, cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại Điều 6 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại thì phải nộp tiền tạm ứng và thanh toán chi phí giám định theo quy định.
Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại Điều 6 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 gồm:
- Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 gồm:
+ Cơ quan điều tra;
+ Viện kiểm sát;
+ Tòa án.
- Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự khi ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung thì phải nộp tiền tạm ứng và thanh toán chi phí giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?