Cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh là cơ quan nào?
- Thành phần Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh gồm những ai?
- Cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh là cơ quan nào?
- Cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh có nhiệm vụ gì?
Thành phần Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh gồm những ai?
Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”
...
4. Thành phần Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” gồm Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng cùng cấp; tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; một số Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú và nhà khoa học có uy tín, am hiểu chuyên sâu về nghề thủ công mỹ nghệ liên quan.
5. Chủ tịch Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” quyết định thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng.
Theo đó, thành phần Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng,
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng,
- Các ủy viên Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng cùng cấp;
- Tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Một số Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú và nhà khoa học có uy tín, am hiểu chuyên sâu về nghề thủ công mỹ nghệ liên quan.
Cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh là cơ quan nào?
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng cấp tỉnh
1. Hội đồng cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương, có từ 09 đến 11 thành viên. Thành phần Hội đồng cấp tỉnh gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Công Thương;
c) Các ủy viên Hội đồng.
2. Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh là Sở Công Thương. Hội đồng cấp tỉnh sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh là Sở Công Thương.
Cơ quan thường trực của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình, thủ tục xét tặng ở Hội đồng cấp tỉnh
1. Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh có nhiệm vụ giúp Hội đồng thực hiện các công việc sau:
a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”;
b) Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú hoặc hội nghề nghiệp nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang hoạt động để đưa vào hồ sơ đề nghị xét tặng theo Mẫu số 3 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Thông báo danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đăng tải danh sách, bản khai thành tích của các cá nhân đề nghị xét tặng trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 15 ngày làm việc;
d) Gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên của Hội đồng cấp tỉnh và tổ chức cuộc họp của Hội đồng để xét chọn.
...
Theo đó, Sở Công Thương có nhiệm vụ giúp Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh thực hiện các công việc sau:
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”;
- Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú hoặc hội nghề nghiệp nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang hoạt động để đưa vào hồ sơ đề nghị xét tặng theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Thông báo danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đăng tải danh sách, bản khai thành tích của các cá nhân đề nghị xét tặng trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 15 ngày làm việc;
- Gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên của Hội đồng cấp tỉnh và tổ chức cuộc họp của Hội đồng để xét chọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp 05 cách viết báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng hay, chi tiết chuẩn Nghị định 98?
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?
- Điện mặt trời mái nhà là gì? Có được sử dụng tấm quang điện đã qua sử dụng khi đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?