Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai là cơ quan nào? Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai phải thực hiện những công việc gì?
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai do ai thành lập? Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai?
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai gồm những thành viên nào?
- Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai hiện nay phải thực hiện những công việc gì?
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai do ai thành lập? Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai?
Tại khoản 1, khoản 3 Điều 25 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai như sau:
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai
1. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ thành lập, làm nhiệm vụ điều phối liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai được sử dụng con dấu riêng để thực hiện các nhiệm vụ của Ban. Các thành viên của Ban hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
...
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; sử dụng bộ máy của Tổng cục Phòng chống thiên tai và bố trí nhân lực, trang thiết bị, các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có con dấu, được cấp kinh phí và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động. Trưởng ban Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai quy định về chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo.
Như vậy, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ thành lập, làm nhiệm vụ điều phối liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước.
Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (Hình từ Internet)
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai gồm những thành viên nào?
Tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về thành viên của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai như sau:
- Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, cụ thể do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực; Các Phó Trưởng Ban khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Các ủy viên gồm: Đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;
- Căn cứ yêu cầu công tác, Trưởng ban Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai mời đại diện lãnh đạo các cơ quan và tổ chức có liên quan: Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan khác tham gia Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai hiện nay phải thực hiện những công việc gì?
Về nhiệm vụ của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, ta căn cứ theo khoản 4 Điều 25 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng, thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai;
- Chủ trì hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai;
- Chỉ đạo, điều phối ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi toàn quốc: Chỉ đạo ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 3; tham mưu chỉ đạo ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 4, 5; điều phối và hỗ trợ hoặc chỉ đạo các địa phương ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 1, 2 khi có diễn biến phức tạp, nguy cơ gây hậu quả lớn, nghiêm trọng;
- Căn cứ diễn biến thiên tai và yêu cầu thực tế, quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của tổ chức, cá nhân để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và Nghị định này;
- Chỉ đạo công tác thống kê thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp và phục hồi, tái thiết của các địa phương, các bộ, ngành;
- Tổng hợp, xem xét, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp, sử dụng ngân sách trung ương và các nguồn lực hợp pháp khác phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi cả nước;
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo, tổ chức huấn luyện, đào tạo, diễn tập, tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai; chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó thiên tai;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ, tham mưu ra quyết định chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai các cấp;
- Tổ chức kêu gọi, tiếp nhận và triển khai các khoản hỗ trợ khẩn cấp từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai;
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả triển khai thực hiện các nguồn lực hỗ trợ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Chỉ đạo, tổ chức xây dựng tài liệu, hướng dẫn, tập huấn, phổ biến, thông tin truyền thông qua nền tảng mạng xã hội, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai hàng năm;
- Hướng dẫn hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở;
- Tham mưu Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để trực tiếp chỉ đạo điều hành tại hiện trường khu vực ảnh hưởng của thiên tai trong các tình huống đặc biệt;
- Chủ trì xây dựng và công bố sách trắng về phòng, chống thiên tai hàng năm;
- Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hoạt động và kinh phí đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?