Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao?
- Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do ai thành lập và có chức năng gì theo quy định?
- Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao?
- Thành lập phòng thuộc Ban hoặc Văn phòng của cơ quan thuộc Chính phủ dựa trên những tiêu chí gì và số lượng cấp phó của phòng được quy định như thế nào?
Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do ai thành lập và có chức năng gì theo quy định?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
Cơ quan thuộc Chính phủ
1. Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập.
2. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Đồng thời, theo Điều 2 Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.
2. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Theo đó, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập.
Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ. Đồng thời, thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.
Cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao (Hình từ Internet)
Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2016/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
2. Về tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chí chất lượng và cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ công được Chính phủ giao theo quy định của pháp luật;
b) Công bố tiêu chuẩn cơ sở; ban hành quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật để triển khai các dịch vụ công được Chính phủ giao;
c) Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ công được Chính phủ giao theo đúng quy định của pháp luật;
d) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các dịch vụ công đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ về tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao như sau:
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chí chất lượng và cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ công được Chính phủ giao theo quy định của pháp luật;
- Công bố tiêu chuẩn cơ sở; ban hành quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật để triển khai các dịch vụ công được Chính phủ giao;
- Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ công được Chính phủ giao theo đúng quy định của pháp luật;
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các dịch vụ công đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Thành lập phòng thuộc Ban hoặc Văn phòng của cơ quan thuộc Chính phủ dựa trên những tiêu chí gì và số lượng cấp phó của phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 10/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức gồm:
a) Ban;
b) Văn phòng;
c) Tổ chức sự nghiệp trực thuộc (nếu có).
2. Ban hoạt động theo chế độ thủ trưởng, không có con dấu riêng. Chỉ thành lập Ban khi khối lượng công việc cần phải bố trí từ 15 người làm việc là công chức, viên chức trở lên.
3. Văn phòng có con dấu riêng.
4. Ban và Văn phòng được thành lập phòng hoặc tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là phòng). Số lượng phòng thuộc Ban, Văn phòng được quy định cụ thể tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan thuộc Chính phủ.
5. Trong trường hợp đặc biệt, nếu tổ chức trực thuộc có tên gọi khác, Chính phủ sẽ xem xét, quyết định cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thuộc Chính phủ.
6. Số lượng cấp phó của các tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Ban và Văn phòng có từ 15 đến 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên có từ 20 người làm việc là công chức, viên chức trở xuống được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, số lượng cấp phó thực hiện theo Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Tiêu chí thành lập phòng thuộc Ban, Văn phòng
a) Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có nhiều mảng công tác và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý;
b) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.
Đối với các cơ quan thuộc Chính phủ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu của phòng bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động theo cơ chế tự chủ.
8. Số lượng cấp phó của phòng thuộc Ban, Văn phòng
Phòng có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng, có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.
Theo đó, tiêu chí thành lập phòng thuộc Ban, Văn phòng như sau:
- Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có nhiều mảng công tác và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý;
- Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.
Đối với các cơ quan thuộc Chính phủ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu của phòng bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động theo cơ chế tự chủ.
Phòng có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng, có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?