Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có vị trí và chức năng như thế nào? Lãnh đạo bao gồm những ai?
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có vị trí và chức năng như thế nào?
Vị trí và chức năng của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được quy định tại Điều 1 Quyết định 18/2024/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo hiểm tiền gửi; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sở tại Thành phố Hà Nội.
Theo đó, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có vị trí và chức năng như sau:
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo hiểm tiền gửi; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Lưu ý:
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sở tại Thành phố Hà Nội.
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có vị trí và chức năng như thế nào? Lãnh đạo bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được quy định như thế nào?
Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được quy định tại Điều 4 Quyết định 18/2024/QĐ-TTg, cụ thể như sau:
Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và không quá 04 Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và quy định của pháp luật.
3. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
4. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng bao gồm:
- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
- Không quá 04 Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Lưu ý:
- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và quy định của pháp luật.
- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Quyết định 18 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có hiệu lực khi nào?
Quyết định 18/2024/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành có hiệu lực kể từ ngày 05/01/2025.
(Điều 5 Quyết định 18/2024/QĐ-TTg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, xe máy rẽ phải khi đèn đỏ gây tai nạn giao thông bị phạt 14 triệu đồng? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Biên bản bàn giao xe cho thuê theo hợp đồng thuê xe mới nhất? Giá thuê xe trong hợp đồng do ai quyết định?
- Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ nhằm tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả bộ máy hành chính?
- Tải về mẫu phiếu gửi thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất?
- Mẫu quyết định phân công Thẩm phán giải quyết, xét xử vụ án hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn cách viết?