Cơ quan quản lý đường bộ gồm cơ quan nào? Khi nào đường dây tải điện xây dựng bên trên đường bộ không cần có văn bản chấp thuận?
Cơ quan quản lý đường bộ gồm cơ quan nào?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 2 Luật Đường bộ 2024 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm: công trình đường bộ; bến xe; bãi đỗ xe; trạm dừng nghỉ; điểm dừng xe, đỗ xe; đất của đường bộ; hành lang an toàn đường bộ và các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ.
5. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm tầm nhìn xe chạy và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
6. Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Người quản lý, sử dụng đường bộ là chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác công trình đường bộ hoặc tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác công trình đường bộ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan quản lý đường bộ gồm:
- Cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ;
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
Cơ quan quản lý đường bộ gồm cơ quan nào? Khi nào đường dây tải điện xây dựng bên trên đường bộ không cần có văn bản chấp thuận? (Hình từ Internet)
Việc công bố công khai mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ do cơ quan quản lý đường bộ thực hiện đúng không?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 15 Luật Đường bộ 2024 có quy định như sau:
Hành lang an toàn đường bộ
...
3. Việc xác định và quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:
a) Mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy mô, cấp kỹ thuật, hướng tuyến, phạm vi xây dựng công trình đường bộ;
b) Chủ đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện cắm mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ; bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ;
c) Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm công bố công khai mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ; điều chỉnh, bổ sung mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong thời gian quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
d) Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc công bố công khai mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ do cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ thực hiện.
Khi nào đường dây tải điện xây dựng bên trên đường bộ không cần có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 19 Luật Đường bộ 2024 có quy định như sau:
Xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ
...
3. Việc xây dựng, lắp đặt công trình quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản, trừ công trình đê điều và trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Đường dây tải điện, dây dẫn điện, đường dây thông tin, viễn thông xây dựng bên trên đường bộ không cần có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền khi đáp ứng các quy định sau đây:
a) Cột công trình hạ tầng nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ;
b) Chiều cao đường dây đi bên trên đường bộ đáp ứng quy định tại Điều 17 của Luật này;
c) Đường dây không ảnh hưởng đến an toàn trong vận hành, khai thác công trình đường bộ.
5. Công trình hạ tầng xây dựng, lắp đặt trong phạm vi bảo vệ đường chuyên dùng phải được sự đồng ý của người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng.
...
Như vậy, đường dây tải điện xây dựng bên trên đường bộ không cần có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền khi đáp ứng các quy định sau đây:
- Cột công trình hạ tầng nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ;
- Chiều cao đường dây đi bên trên đường bộ đáp ứng quy định tại Điều 17 Luật Đường bộ 2024;
- Đường dây không ảnh hưởng đến an toàn trong vận hành, khai thác công trình đường bộ.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 33 về cán bộ công chức cấp xã: chức vụ, chức danh, số lượng cán bộ công chức cấp xã?
- Hồ sơ và thủ tục đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ là gì?
- Danh sách 350 bảo hiểm xã hội cấp huyện từ ngày 1/4/2025? Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 350 bảo hiểm xã hội cấp huyện?
- Quy trình đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1 được quy định như thế nào? Giấy phép lái xe hạng A1, A, B1 dành cho các loại xe nào?
- Ngày Cá tháng Tư tiếng Anh là gì? Ngày Cá tháng Tư có nguồn gốc từ nước nào? Ngày Cá tháng 4 có được nghỉ làm?