Cơ quan nhà nước ký hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp nào? Người lao động cần đáp ứng những điều kiện gì để được ký hợp đồng?
Cơ quan nhà nước ký hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện ký hợp đồng lao động của cơ quan nhà nước như sau:
Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
...
2. Điều kiện, thẩm quyền ký hợp đồng lao động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Điều kiện ký hợp đồng lao động
Phải có nhu cầu về các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này phù hợp với vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị đã được phê duyệt.
b) Thẩm quyền ký hợp đồng lao động
Đối với các cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động. Trường hợp người có thẩm quyền này không thực hiện trực tiếp ký hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện.
Dẫn chiếu Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP) quy định về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp như sau:
Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:
1. Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
2. Lái xe;
3. Bảo vệ;
4. Vệ sinh;
5. Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng lao động hợp đồng là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động.
6. Công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống.
Theo đó, cơ quan nhà nước chỉ có ký hợp đồng lao động với người lao động khi có nhu cầu về các công việc như
- Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
- Lái xe;
- Bảo vệ;
- Vệ sinh;
- Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
- Công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống.
* Về thẩm quyền ký hợp đồng lao động tại các cơ quan nhà nước:
Người đứng đầu cơ quan nhà nước mà cơ quan nhà nước này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động.
Trường hợp người có thẩm quyền này không thực hiện trực tiếp ký hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện.
Cơ quan nhà nước ký hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người lao động để ký hợp đồng lao động với cơ quan nhà nước cần phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với người lao động như sau:
Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
1. Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:
a) Cá nhân:
Có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận;
Có lý lịch rõ ràng;
Có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc;
Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký hợp đồng.
b) Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ phải có khả năng thực hiện công việc nêu tại Điều 1 của Nghị định này và có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Mục III Thông tư 15/2011/TT-BTCCBCP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BNV) cũng quy định như sau:
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI BÊN KÝ HỢP ĐỒNG VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KÝ HỢP ĐỒNG
1. Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Đối với cá nhân: Có đủ sức khỏe để làm việc được cơ sở khám sức khỏe chứng nhận theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có lý lịch rõ ràng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng.
b) Đối với cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ: Phải có đủ điều kiện thực hiện kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để ký hợp đồng lao động với cơ quan nhà nước thì người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận;
- Có lý lịch rõ ràng, năng lực và trình độ để hoàn thành công việc;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký hợp đồng.
Kinh phí để chi trả cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được cơ quan nhà nước lấy từ nguồn thu nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 68/2000/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP) quy định về kinh phí thực hiện như sau:
Kinh phí thực hiện
1. Đối với cơ quan hành chính thì kinh phí thực hiện hợp đồng các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngoài quỹ tiền lương hàng năm của cơ quan theo quy định của pháp luật.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì kinh phí thực hiện hợp đồng các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này được lấy từ nguồn tài chính ngoài quỹ tiền lương hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
Theo đó, đối với cơ quan nhà nước thì kinh phí thực hiện hợp đồng lao động sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngoài quỹ tiền lương hàng năm của cơ quan theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?