Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể căn cứ vào phương pháp định giá chung để thẩm định giá hàng hóa do Nhà nước định giá không?
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể căn cứ vào phương pháp định giá chung để thẩm định giá hàng hóa do Nhà nước định giá không?
- Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Việc định giá chung được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
- Việc định giá chung được thực hiện thông qua những phương pháp nào?
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể căn cứ vào phương pháp định giá chung để thẩm định giá hàng hóa do Nhà nước định giá không?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 25/2014/TT-BTC, đối tượng áp dụng quy định về phương pháp định giá chung bao gồm:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị, cá nhân (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá căn cứ quy định tại Thông tư này để:
a) Thẩm định phương án giá, quyết định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá khi Nhà nước áp dụng biện pháp định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá để bình ổn giá; quyết định các biện pháp hỗ trợ về giá.
b) Rà soát Biểu mẫu đăng ký giá; hồ sơ hiệp thương giá; kê khai giá.
c) Kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 26 Luật giá; thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về giá.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này có quyền áp dụng phương pháp định giá tại Thông tư này để tính toán và quy định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc quyền định giá của mình."
Theo đó, cơ quan nhà nước được quyền áp dụng các quy định liên quan đến phương pháp định giá chung nhằm thẩm định phương án giá hàng hóa do Nhà nước định giá và một số việc liên quan theo quy định của pháp luật.
Định giá chung (Hình từ Internet)
Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTC, nguyên tắc định giá chung được quy định như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc định giá chung
1. Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ.
2. Kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi."
Theo đó, việc định giá chung đối với hàng hóa do Nhà nước định giá được thực hiện phải đảm bảo những nguyên tắc nói trên.
Việc định giá chung được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2014/TT-BTC, căn cứ định giá chung được quy định cụ thể như sau:
"Điều 4. Căn cứ định giá chung
1. Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến; lộ trình điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;
3. Giá thị trường trong nước, thế giới (nếu có) và khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá; cam kết quốc tế về giá (nếu có)."
Việc định giá chung được thực hiện thông qua những phương pháp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 25/2014/TT-BTC, phương pháp định giá được quy định như sau:
"Điều 5. Phương pháp định giá, lựa chọn phương pháp định giá
1. Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Thông tư này bao gồm phương pháp so sánh và phương pháp chi phí.
2. Căn cứ đặc tính và giá trị sử dụng của từng loại hàng hóa, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ cụ thể, tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ phù hợp với hàng hóa, dịch vụ cần định giá."
Theo đó, cụ thể tại Điều 6 và Điều 9 Thông tư 25/2014/TT-BTC có quy định chi tiết về khai niệm của 2 phương pháp trên như sau:
(1) Phương pháp so sánh
"Điều 6. Khái niệm
1. Phương pháp so sánh là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của hàng hóa, dịch vụ cần định giá với hàng hóa, dịch vụ tương tự được giao dịch trên thị trường trong nước; có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế giới (nếu có).
2. Hàng hóa, dịch vụ tương tự là hàng hóa, dịch vụ cùng loại, giống nhau hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ cần định giá về các đặc tính cơ bản như: mục đích sử dụng, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, hình dáng, kích thước, nguyên lý cấu tạo, các thông số kỹ thuật chủ yếu, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, công nghệ sản xuất, đặc điểm pháp lý,..."
(2) Phương pháp chi phí
"Điều 9. Khái niệm
Phương pháp chi phí là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ và mức lợi nhuận dự kiến (nếu có) phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chính sách của Nhà nước có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ."
Như vậy, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về phương pháp định giá chung thông qua các quy định về đối tượng áp dụng, nguyên tắc và căn cứ định giá chung và một số phương pháp định giá chung được sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?