Cơ quan nào thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biên giới và lãnh thổ quốc gia của nước ta?
Cơ quan nào thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 10/2019/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng của Ủy ban Biên giới quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Ủy ban Biên giới quốc gia (sau đây gọi là Ủy ban) là cơ quan cấp tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia.
2. Ủy ban có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biên giới và lãnh thổ quốc gia là Ủy ban Biên giới quốc gia.
Ủy ban Biên giới quốc gia là cơ quan cấp tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Cơ quan nào thực hiện chức năng quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia? (Hình từ Internet)
Ủy ban Biên giới quốc gia được tổ chức như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 10/2019/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban Biên giới quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Biên giới Việt - Trung.
2. Vụ Biên giới phía Tây.
3. Vụ Biển.
4. Vụ Tuyên truyền, Thông tin và Tư liệu.
5. Văn phòng.
Các tổ chức trên là các tổ chức hành chính giúp Chủ nhiệm Ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Văn phòng được tổ chức 04 phòng.
Việc ban hành các quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Ủy ban thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Biên giới quốc gia gồm có:
- Vụ Biên giới Việt - Trung.
- Vụ Biên giới phía Tây.
- Vụ Biển.
- Vụ Tuyên truyền, Thông tin và Tư liệu.
- Văn phòng.
Các tổ chức trên là các tổ chức hành chính giúp Chủ nhiệm Ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Văn phòng được tổ chức 04 phòng.
Lãnh đạo của Ủy ban Biên giới quốc gia do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 10/2019/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo của Ủy ban Biên giới quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Lãnh đạo của Ủy ban
1. Ủy ban có Chủ nhiệm và không quá 04 Phó Chủ nhiệm.
2. Chủ nhiệm Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về toàn bộ hoạt động của Ủy ban. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cử một Thứ trưởng làm Chủ nhiệm Ủy ban.
3. Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Ủy ban về lĩnh vực công tác được phân công.
Lãnh đạo của Ủy ban Biên giới Quốc gia gồm có Chủ nhiệm và không quá 04 Phó Chủ nhiệm.
- Chủ nhiệm Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về toàn bộ hoạt động của Ủy ban. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cử một Thứ trưởng làm Chủ nhiệm Ủy ban.
- Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Ủy ban về lĩnh vực công tác được phân công.
Ủy ban Biên giới quốc gia là cơ quan thực hiện việc cắm mốc biên giới của nước ta có đúng không?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 10/2019/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Biên giới quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền:
a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia;
b) Dự thảo điều ước quốc tế xác định biên giới quốc gia và các vùng biển Việt Nam; phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng trời, các vùng biển, các đảo, các quần đảo; các phương án hoạch định biên giới quốc gia, xác định ranh giới vùng trời và các vùng biển của Việt Nam với các nước láng giềng;
c) Chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia hoặc liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định:
a) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia;
b) Kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
4. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ.
5. Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia.
6. Nghiên cứu, đề xuất chủ trương ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ.
7. Tổ chức đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ với các nước liên quan.
8. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc phân giới, cắm mốc quốc giới trên cơ sở các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia được ký kết giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
9. Tổng hợp, đánh giá, kiểm tra tình hình quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia, vùng trời, các vùng biển, các đảo, các quần đảo của Việt Nam; dự báo, đề xuất chủ trương, chính sách và các biện pháp quản lý thích hợp.
10. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương thực hiện kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý tranh chấp, đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở các khu vực biên giới trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, các đảo, các quần đảo của Việt Nam và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của Việt Nam tại các vùng biển, vùng trời quốc tế.
11. Xây dựng, đề xuất chủ trương, quan điểm của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ; đề xuất chủ trương và xây dựng đề án, hồ sơ pháp lý để phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ trước các cơ quan tài phán quốc tế.
12. Thực hiện hợp tác quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia theo quy định của pháp luật; đối thoại về các vấn đề liên quan đến biên giới, lãnh thổ với các nước liên quan và các đối tác khác; chủ trì, phối hợp quản lý việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về biên giới, lãnh thổ tại Việt Nam.
13. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng, thực hiện các đề án, dự án bảo vệ đường biên giới, mốc quốc giới; phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh liên quan đến biên giới, lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
14. Xử lý hoặc hướng dẫn xử lý đối với các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan liên quan và các địa phương liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, các đảo, các quần đảo của Việt Nam và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của Việt Nam tại các vùng biển, vùng trời quốc tế.
15. Thẩm định các bản đồ và ấn phẩm có liên quan đến đường biên giới quốc gia, vùng trời, các vùng biển, các đảo và các quần đảo của Việt Nam trước khi xuất bản, phát hành.
16. Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về biên giới, lãnh thổ quốc gia.
17. Thực hiện công tác cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
18. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
19. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật.
20. Tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
21. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giao và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Ủy ban Biên giới quốc gia là cơ quan tổ chức đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ với các nước liên quan.
- Bên cạnh đó, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc phân giới, cắm mốc quốc giới trên cơ sở các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia được ký kết giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?