Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam? Cơ quan thường trực làm việc dựa trên nguyên tắc nào?
Ban Chấp hành Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là cơ quan gì?
Theo khoản 1 Điều 13 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Ban Chấp hành Hội
1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội đại biểu toàn quốc bầu ra, là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội là 05 (năm) năm.
...
Căn cứ trên quy định Ban Chấp hành Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc bầu ra, là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.
Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là 05 năm.
Cơ quan nào là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam?
Ban Thường vụ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 14 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Ban Thường vụ Hội
1. Ban Thường vụ là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành do Ban Chấp hành Hội bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên, số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, hình thức bầu Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Hội quyết định nhưng không được quá 1/3 (một phần ba) số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
...
Căn cứ quy định trên thì Ban Thường vụ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành do Ban Chấp hành Hội bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành.
Ban Thường vụ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên, số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, hình thức bầu Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Hội quyết định nhưng không được quá 1/3 số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam làm việc dựa trên nguyên tắc nào?
Theo khoản 3 Điều 14 Điều lệ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 763/QĐ-BNV năm 2013 quy định như sau:
Ban Thường vụ Hội
...
3. Nguyên tắc làm việc của Ban Thường vụ Hội:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Thường vụ họp định kỳ mỗi năm 02 (hai) lần. Khi cần thiết, Ban Thường vụ có thể họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Thường vụ để giải quyết các công việc quan trọng cấp bách, phát sinh;
c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ được coi là hợp lệ khi có ít nhất trên 1/2 (một phần hai) số ủy viên Thường vụ tham dự cuộc họp tán thành. Việc quy định hình thức biểu quyết tại cuộc họp bằng giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Ban Thường vụ Hội quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp kết quả biểu quyết ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội hoặc người chủ trì cuộc họp.
Theo đó, Ban Thường vụ Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam làm việc dựa trên nguyên tắc sau:
- Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
- Ban Thường vụ họp định kỳ mỗi năm 02 (hai) lần. Khi cần thiết, Ban Thường vụ có thể họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 tổng số ủy viên Thường vụ để giải quyết các công việc quan trọng cấp bách, phát sinh;
- Các cuộc họp của Ban Thường vụ được coi là hợp lệ khi có ít nhất trên 1/2 số ủy viên Thường vụ tham dự cuộc họp tán thành. Việc quy định hình thức biểu quyết tại cuộc họp bằng giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Ban Thường vụ Hội quyết định;
- Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp kết quả biểu quyết ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội hoặc người chủ trì cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?