Cơ quan nào giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản? Để xác định sản phẩm an toàn thực phẩm thì cần giám sát những tiêu chí nào?
- Cơ quan nào giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản?
- Giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản có những nội dung giám sát nào?
- Để xác định sản phẩm an toàn thực phẩm thì cần giám sát những tiêu chí nào?
- Cơ quan giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản có những trách nhiệm gì về việc lấy mẫu giám sát?
Cơ quan nào giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT, có quy định về cơ quan giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản như sau:
Cơ quan giám sát ATTP nông lâm thủy sản
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hoặc cơ quan chuyên môn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định đối với các tỉnh/thành phố chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (sau đây gọi tắt là Cơ quan giám sát): giám sát ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản tại công đoạn lưu thông, tiêu thụ trong nước.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản là chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
Hoặc cơ quan chuyên môn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định với các tỉnh, thành phố chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản: giám sát ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản tại công đoạn lưu thông, tiêu thụ trong nước.
An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (Hình từ Internet)
Giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản có những nội dung giám sát nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT, có quy định phương thức và nội dung giám sát như sau:
Phương thức và nội dung giám sát
Lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm nghiệm, đánh giá sự phù hợp so với quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của một chỉ tiêu hoặc một nhóm chỉ tiêu đối với một sản phẩm, nhóm sản phẩm cụ thể có nguy cơ cao về ATTP trong một Khoảng thời gian được xác định.
Như vậy, theo quy định thì nội dung giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản là đánh giá sự phù hợp so với quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của một chỉ tiêu hoặc chỉ tiêu đối với một sản phẩm, nhóm sản phẩm cụ thể có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm trong một Khoảng thời gian được xác định.
Để xác định sản phẩm an toàn thực phẩm thì cần giám sát những tiêu chí nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT, có quy định về phương thức và nội dung giám sát như sau:
Tiêu chí xác định sản phẩm và chỉ tiêu ATTP cần giám sát
Xác định sản phẩm và chỉ tiêu ATTP cần giám sát theo một hoặc một số tiêu chí sau:
1. Sản phẩm, chỉ tiêu bị phát hiện vi phạm quy định về ATTP theo phản ánh của người tiêu dùng, cảnh báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ATTP; cảnh báo của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu;
2. Sản phẩm, chỉ tiêu bị phát hiện không bảo đảm ATTP từ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP của năm trước;
3. Sản phẩm, chỉ tiêu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể;
4. Theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, theo quy định trên thì Để xác định sản phẩm an toàn thực phẩm thì cần giám sát một hoặc một số tiêu chí sau:
-Sản phẩm, chỉ tiêu bị phát hiện vi phạm quy định về ATTP theo phản ánh của người tiêu dùng, cảnh báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ATTP; cảnh báo của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu;
- Sản phẩm, chỉ tiêu bị phát hiện không bảo đảm ATTP từ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP của năm trước;
-Sản phẩm, chỉ tiêu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể;
-Theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ quan giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản có những trách nhiệm gì về việc lấy mẫu giám sát?
Căn cứ tại Điều 23 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT, có quy định về cơ quan giám sát như sau:
Cơ quan giám sát
1. Chủ trì xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức triển khai theo kế hoạch được phê duyệt tại tỉnh, thành phố theo quy định tại Thông tư này.
2. Phổ biến, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản, Ban quản lý chợ đầu mối, chợ đấu giá thực hiện quy định của Thông tư này.
3. Lưu trữ có hệ thống toàn bộ hồ sơ, dữ liệu có liên quan đến hoạt động giám sát ATTP nông lâm thủy sản; cung cấp hồ sơ, giải trình đầy đủ và chính xác các vấn đề có liên quan đến hoạt động giám sát khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản yêu cầu.
4. Chi trả chi phí mua mẫu, kiểm nghiệm mẫu .
5. Báo cáo định kỳ hàng tháng và báo cáo tổng hợp kết quả giám sát trong năm vào tháng 12 hàng năm về Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ động đề xuất, kiến nghị những nội dung cần sửa đổi trong thực hiện kế hoạch lấy mẫu giám sát ATTP nông lâm thủy sản.
6. Phối hợp tổ chức và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ giám sát ATTP do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản có những trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?