Cơ quan nào đo đạc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất? Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập khi nào?
Cơ quan nào đo đạc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất?
>> Mới nhất Tải Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 06/2004/QĐ-BTNMT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành:
Vị trí và chức năng
Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai là tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về khảo sát, đánh giá, phân hạng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất; đăng ký và thống kê đất đai; thông tin và lưu trữ tư liệu về quản lý đất đai.
Theo đó, Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai là cơ quan có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đo đạc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Và theo Điều 3 Quyết định 06/2004/QĐ-BTNMT thì Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai có cơ cấu tổ chức như sau:
- Lãnh đạo Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng.
- Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Vụ; xây dựng quy chế làm việc và điều hành mọi hoạt động của Vụ; thừa lệnh Bộ trưởng ký các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về đăng ký và thống kê đất đai theo chức năng nhiệm vụ của Vụ.
- Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.
- Công chức của Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên.
Cơ quan nào đo đạc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất? Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập khi nào? (Hình từ Internet)
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2024 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các đối tượng địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính cấp xã hoặc theo đơn vị hành chính cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính các cấp, theo từng vùng kinh tế - xã hội.
3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện nội dung phân bố các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch của quy hoạch đó.
4. Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là việc áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật, cơ giới, sinh học, hữu cơ tác động vào đất để xử lý đất bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa.
5. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất thu hồi cho người có đất thu hồi.
...
Theo đó, bản đồ quy hoạch sử dụng đất sẽ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch. Đồng thời, bản đồ quy hoạch sử dụng đất cũng hiện nội dung phân bố các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch của quy hoạch đó.
Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất có phải là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Đất đai 2024 như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
3. Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
4. Đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.
5. Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
6. Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
7. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
8. Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
9. Quản lý tài chính về đất đai.
10. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất.
11. Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
12. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.
13. Thống kê, kiểm kê đất đai.
...
Như vậy, hoạt động đo đạc, chỉnh lý lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý của nhà nước về đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?