Cơ quan nào có trách nhiệm tạm thu giữ tiền nghi giả? Việc tạm thu giữ tiền nghi giả được quy định như thế nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm tạm thu giữ tiền nghi giả?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả như sau:
Trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Sở Giao dịch), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; khi phát hiện tiền nghi giả phải tạm thu giữ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả phải được tập huấn kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền.
Người làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.
3. Nghiêm cấm hành vi trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.
Theo đó, ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Sở Giao dịch), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền nghi giả thì có trách nhiệm tạm thu giữ.
Và người làm công tác tạm thu giữ tiền nghi giả phải được tập huấn kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền.
Đặc biệt nghiêm cấm hành vi trả lại tiền nghi giả cho khách hàng.
Thu giữ tiền nghi giả (Hình từ Internet)
Việc tạm thu giữ tiền nghi giả được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về tạm thu giữ tiền nghi giả như sau:
Tạm thu giữ tiền nghi giả
1. Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập biên bản (theo Phụ lục số 2) và tạm thu giữ tiền nghi giả.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển tiền nghi giả, đề nghị giám định (theo Phụ lục số 4) và bản sao biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch để giám định.
Theo quy định trên, trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập biên bản và tạm thu giữ tiền nghi giả.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chuyển tiền nghi giả, đề nghị giám định và bản sao biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở giao dịch để giám định.
Giám định tiền nghi giả được thực hiện theo trình tự thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 28/2013/TT-NHNN về giám định tiền giả, tiền nghi giả như sau:
Giám định tiền giả, tiền nghi giả
1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả phải lập 01 bộ hồ sơ chuyển trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch hoặc Cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hà Nội), Chi cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hồ Chí Minh), hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả (theo Phụ lục số 4).
b) Tiền giả, tiền nghi giả cần giám định.
2. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giám định theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc từ ngày tạm thu giữ tiền nghi giả theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 hoặc từ ngày nhận được tiền nghi giả theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 hoặc từ ngày nhận được tiền giả loại mới theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ (gọi tắt là cơ quan giám định) phải tổ chức giám định và thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định. Việc giám định được thực hiện miễn phí.
3. Trường hợp không kết luận được tiền thật hay tiền giả, chậm nhất trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền giả, tiền nghi giả cần giám định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có văn bản đề nghị và chuyển số tiền giả, tiền nghi giả này về Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Chi cục Phát hành và Kho quỹ để giám định; đồng thời thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu tại Khoản 1 Điều này hoặc Khoản 1 Điều 6 hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này để biết.
Phương thức vận chuyển tiền giả, tiền nghi giả cần giám định do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch quyết định, đảm bảo an toàn thuận tiện.
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định biết.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giám định tiền nghi giả phải lập 01 bộ hồ sơ chuyển trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn hoặc Sở Giao dịch hoặc Cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hà Nội), Chi cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hồ Chí Minh).
Hồ sơ đề nghị giám định bao gồm văn bản đề nghị giám định tiền nghi giả và tiền nghi giả cần giám định.
Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giám định hoặc từ ngày tạm thu giữ tiền nghi giả hoặc từ ngày nhận được tiền nghi giả thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ (gọi tắt là cơ quan giám định) phải tổ chức giám định và thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định. Việc giám định được thực hiện miễn phí.
Trường hợp không kết luận được tiền thật hay tiền giả, chậm nhất trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền nghi giả cần giám định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có văn bản đề nghị và chuyển số tiền nghi giả này về Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Chi cục Phát hành và Kho quỹ để giám định.
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?