Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương? Việc ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương được quy định thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về xây dựng lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu địa phương như sau:
Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu các cấp
...
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xây dựng và tổ chức các khóa tập huấn, huấn luyện, diễn tập để nâng cao hiệu quả ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu tại địa phương.
...
Theo đó, cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng lực lượng và tổ chức các khóa tập huấn, huấn luyện, diễn tập để nâng cao hiệu quả ứng phó, khắc phục hậu quả ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương.
Sự cố tràn dầu (Hình từ Internet)
Việc ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 18 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg năm 2021 về ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương như sau:
Ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn dầu có trách nhiệm trực tiếp chủ trì hoặc chỉ định chỉ huy hiện trường để tổ chức ứng phó theo kế hoạch khẩn cấp ứng phó của tỉnh.
2. Căn cứ tình hình diễn biến của sự cố tràn dầu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định chỉ huy hiện trường, huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các cơ sở, các bộ, ngành trên địa bàn để ứng phó.
3. Trường hợp tràn dầu xảy ra trên địa bàn của tỉnh có nguy cơ hoặc lan sang địa bàn của tỉnh khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn dầu chủ động thông báo cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng để phối hợp ứng phó, đồng thời báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để chuẩn bị phương án hỗ trợ khi cần thiết.
Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn dầu có trách nhiệm trực tiếp chủ trì hoặc chỉ định chỉ huy hiện trường để tổ chức ứng phó theo kế hoạch khẩn cấp ứng phó của tỉnh.
Căn cứ tình hình diễn biến của sự cố tràn dầu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định chỉ huy hiện trường, huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các cơ sở, các bộ, ngành trên địa bàn để ứng phó.
Trường hợp tràn dầu xảy ra trên địa bàn của tỉnh có nguy cơ hoặc lan sang địa bàn của tỉnh khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn dầu chủ động thông báo cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng để phối hợp ứng phó.
Đồng thời báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để chuẩn bị phương án hỗ trợ khi cần thiết.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những trách nhiệm gì đối với sự cố tràn dầu tại địa phương?
Theo Điều 44 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh theo quy định tại Điều 7 và Điều 11 Quy chế này.
2. Phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, cảng trên địa bàn tỉnh theo quy định; kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương.
3. Chỉ đạo và báo cáo kịp thời ứng phó sự cố tràn dầu khi xảy ra trên địa bàn; chủ trì đánh giá, xác định thiệt hại, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở, tàu gây ra tràn dầu bồi thường thiệt hại.
4. Chỉ đạo việc tập huấn, huấn luyện về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu tại địa phương; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường biển, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó tại địa phương.
5. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của địa phương về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Như vậy, đối với sự cố tràn dầu tại địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những trách nhiệm được quy định tại Điều 44 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở, cảng trên địa bàn tỉnh theo quy định; kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương.
Đồng thời chỉ đạo việc tập huấn, huấn luyện về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu tại địa phương; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường biển, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?