Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập trường năng khiếu thể thao? Học sinh có nguyện vọng không học tiếp ở trường năng khiếu thể thao thì được chuyển sang học tập ở đâu?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập trường năng khiếu thể thao?
- Muốn thành lập trường năng khiếu thể thao cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Trường năng khiếu thể thao có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Học sinh có nguyện vọng không học tiếp ở trường năng khiếu thể thao thì được chuyển sang học tập ở đâu?
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập trường năng khiếu thể thao?
Căn cứ khoản 3 Điều 61 Luật Thể dục, Thể thao 2006 quy định trường năng khiếu thể thao như sau:
Trường năng khiếu thể thao
1. Trường năng khiếu thể thao là loại trường chuyên biệt được thành lập để phát triển năng khiếu của học sinh trong lĩnh vực thể thao.
Tổ chức và hoạt động của trường năng khiếu thể thao được thực hiện theo quy định của Luật giáo dục và Luật này.
...
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường năng khiếu thể thao.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao quy định chương trình văn hoá phổ thông giảng dạy trong trường năng khiếu thể thao trên cơ sở bảo đảm kiến thức văn hoá phổ thông cho học sinh, tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
Đối chiếu quy định trên, trường năng khiếu thể thao là loại trường chuyên biệt được thành lập để phát triển năng khiếu của học sinh trong lĩnh vực thể thao.
Do đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường năng khiếu thể thao.
Trường năng khiếu thể thao (Hình từ Internet)
Muốn thành lập trường năng khiếu thể thao cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 61 Luật Thể dục, Thể thao 2006 quy định như sau:
Trường năng khiếu thể thao
...
2. Điều kiện thành lập trường năng khiếu thể thao:
a) Có chương trình giáo dục đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các môn thể thao do hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng và quyết định;
b) Có đội ngũ cán bộ quản lýý và nhà giáo đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục về thể thao và văn hoá;
c) Có trường sở, thiết bị và tài chính bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường.
...
Theo đó, muốn thành lập trường năng khiếu thể thao cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Có chương trình giáo dục đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các môn thể thao do hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng và quyết định;
- Có đội ngũ cán bộ quản lýý và nhà giáo đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục về thể thao và văn hoá;
- Có trường sở, thiết bị và tài chính bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường.
Trường năng khiếu thể thao có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 62 Luật Thể dục, Thể thao 2006 quy định nhiệm vụ quyền hạn của trường năng khiếu thể thao như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của trường năng khiếu thể thao
1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các môn thể thao theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 61 của Luật này.
2. Tổ chức giảng dạy chương trình văn hoá phổ thông theo quy định tại khoản 4 Điều 61 của Luật này.
3. Tham gia thi đấu thể thao.
4. Tổ chức giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh.
5. Chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, bảo đảm sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí cho học sinh.
6. Tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân sự.
7. Quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
8. Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, trường năng khiếu thể thao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các môn thể thao theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 61 của Luật này.
- Tổ chức giảng dạy chương trình văn hoá phổ thông theo quy định tại khoản 4 Điều 61 của Luật này.
- Tham gia thi đấu thể thao.
- Tổ chức giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh.
- Chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, bảo đảm sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí cho học sinh.
- Tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân sự.
- Quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân.
Học sinh có nguyện vọng không học tiếp ở trường năng khiếu thể thao thì được chuyển sang học tập ở đâu?
Căn cứ khoản 10 Điều 63 Luật Thể dục, Thể thao 2006 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của học sinh trường năng khiếu thể thao
1. Được học văn hoá.
2. Được tập luyện môn thể thao theo năng khiếu.
3. Được ăn, ở nội trú.
4. Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Được chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an toàn trong tập luyện, thi đấu thể thao.
6. Được tham gia các giải thi đấu thể thao.
7. Được tuyển chọn đi tập huấn ở nước ngoài.
8. Chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường.
9. Tích cực học tập văn hoá, tu dưỡng đạo đức, tập luyện chuyên môn để phát triển năng khiếu thể thao.
10. Trường hợp có nguyện vọng không học tiếp ở trường năng khiếu thể thao thì được chuyển sang học tập ở các trường phổ thông phù hợp với trình độ văn hoá đang theo học.
Theo đó, học sinh có nguyện vọng không học tiếp ở trường năng khiếu thể thao thì được chuyển sang học ở các trường phổ thông phù hợp với trình độ văn hoá đang theo học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?