Cơ quan nào có thẩm quyền định khung giá rừng? Dữ liệu, tài liệu để phục vụ định khung giá rừng có bao gồm hồ sơ giao rừng và cho thuê rừng?
Cơ quan nào có thẩm quyền định khung giá rừng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT về thẩm quyền ban hành khung giá rừng như sau:
Thẩm quyền ban hành khung giá rừng
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định khung giá rừng trong phạm vi địa bàn quản lý và kịp thời điều chỉnh khung giá rừng theo quy định.
Đồng thời, căn cứ vào Điều 25 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT có quy định về trách nhiệm của Cục Lâm nghiệp như sau:
Trách nhiệm của Cục Lâm nghiệp
1. Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến Thông tư tới các địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư này tại các địa phương.
3. Tổng hợp, báo cáo tình hình định giá rừng, định khung giá rừng trên phạm vi cả nước.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền định khung giá rừng bao gồm các cơ quan sau đây:
- Cục Lâm nghiệp: định khung giá rừng trên phạm vi cả nước.
- Ủy ban nhân dân: định khung giá rừng trong phạm vi địa bàn quản lý.
Cơ quan nào có thẩm quyền định khung giá rừng? Dữ liệu, tài liệu để phục vụ định khung giá rừng có bao gồm hồ sơ giao rừng và cho thuê rừng? (Hình từ Internet)
Dữ liệu, tài liệu để phục vụ định khung giá rừng có bao gồm hồ sơ giao rừng và cho thuê rừng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT Có quy định về dữ liệu, tài liệu phục vụ định giá rừng, định khung giá rừng như sau:
Dữ liệu, tài liệu phục vụ định giá rừng, định khung giá rừng
1. Kết quả điều tra, kiểm kê, công bố hiện trạng rừng tại thời điểm gần nhất với thời điểm định giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trong 03 năm gần nhất.
3. Báo cáo tài chính của các chủ rừng được kiểm toán hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bảng giá tính thuế tài nguyên với sản phẩm rừng tự nhiên, giá bán lâm sản trong các trường hợp thanh lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Các tiêu chuẩn quốc gia về phân loại gỗ; phân loại, đánh giá rừng trồng sau kiến thiết cơ bản, rừng tự nhiên sau khoanh nuôi tái sinh; các quy định về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; hồ sơ phê duyệt thiết kế, dự toán trồng rừng, công trình lâm sinh; hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng; phương án quản lý rừng bền vững; các tài liệu liên quan khác.
Theo đó, hồ sơ giao rừng, hồ sơ cho thuê rừng là một trong những dữ liệu, tài liệu được dùng để phục vụ định khung giá rừng có bao gồm hồ sơ giao rừng và cho thuê rừng.
Diện tích các loại rừng trong khu vực rừng định giá được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT thì xác định diện tích các loại rừng trong khu vực rừng định giá bao gồm:
(1) Diện tích các trạng thái rừng tự nhiên theo rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất;
(2) Diện tích các loại rừng trồng đặc dụng, phòng hộ ven biển; rừng trồng đặc dụng, phòng hộ khác;
(3) Diện tích các loại rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ, gỗ lớn.
Ngoài ra, vệc điều tra và thu thập thông tin, dữ liệu của các trạng thái rừng, loại rừng đã xác định trên phục vụ cho xác định giá rừng bao gồm các hoạt động sau đây:
- Điều tra diện tích, trữ lượng gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;
- Điều tra, thu thập thông tin về giá bán gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ theo phương pháp điều tra, phỏng vấn tại các cơ sở, cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán lâm sản.
Tỷ lệ điều tra khảo sát tối thiểu là 30% số cơ sở, cá nhân có hoạt động mua, bán lâm sản hợp pháp trong khu vực.
Lưu ý: Giá tối thiểu, tối đa và khung giá rừng được xác định như sau:
- Giá trị rừng tự nhiên, rừng trồng tối thiểu là giá trị trung bình thấp nhất của các giá trị rừng thành phần, xác định cho cùng trạng thái rừng, loại rừng từ kết quả tính toán tại các điểm điều tra;
- Giá trị rừng tự nhiên, rừng trồng tối đa là giá trị trung bình cao nhất của các giá trị rừng thành phần, xác định đối với cùng trạng thái rừng, loại rừng từ kết quả tính toán tại các điểm điều tra;
- Giá trị rừng tối thiểu, tối đa thành phần được tính theo phương pháp bình quân gia quyền;
- Giá rừng tối thiểu, tối đa xác định trong các trường hợp được quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT và Mục 2 Chương III Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT và được tính theo phương pháp bình quân gia quyền;
- Khung giá rừng xác định là khoảng giá trị từ giá trị trung bình thấp nhất đến giá trị trung bình cao nhất của tất cả các loại rừng định giá; khung giá rừng xây dựng cho các trường hợp định giá rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?