Cơ quan nào có nhiệm vụ chuẩn bị chương trình phiên họp Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp? Phiên họp Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
Cơ quan nào có nhiệm vụ chuẩn bị chương trình phiên họp Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp?
Chương trình phiên họp Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Theo Điều 13 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4296/QĐ-BTP năm 2011 quy định như sau:
Bộ máy giúp việc của Hội đồng khoa học
1. Viện Khoa học Pháp lý là cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng khoa học và có các nhiệm vụ sau:
a) Chuẩn bị chương trình các phiên họp Hội đồng; lưu trữ hồ sơ hoạt động của Hội đồng; phối hợp với Thư ký Hội đồng và các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung các phiên họp Hội đồng khoa học;
b) Trình Chủ tịch Hội đồng khoa học thành phần đại biểu dự các phiên họp của Hội đồng; đề xuất với Chủ tịch Hội đồng mời các chuyên gia có chuyên môn sâu làm phản biện đối với vấn đề mà Hội đồng cần thảo luận, thông qua tại phiên họp;
c) Giúp Chủ tịch Hội đồng trong việc chỉ đạo công tác chung của Hội đồng;
d) Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng các đề án, chương trình, đề cương và đề tài khoa học và công nghệ cần được Hội đồng tư vấn, phản biện;
đ) Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị có liên quan thực hiện các kết luận hoặc kiến nghị của Hội đồng;
e) Giải quyết các công việc có liên quan đến hoạt động của Hội đồng trong thời gian giữa 2 phiên họp Hội đồng;
g) Đề xuất với Chủ tịch phương án bầu bổ sung thành viên Hội đồng khoa học trong trường hợp khuyết thành viên;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khoa học khác theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng.
Căn cứ quy định trên thì cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp là Viện Khoa học Pháp lý.
Viện Khoa học Pháp lý có các nhiệm vụ sau:
- Chuẩn bị chương trình phiên họp Hội đồng; lưu trữ hồ sơ hoạt động của Hội đồng; phối hợp với Thư ký Hội đồng và các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung các phiên họp Hội đồng khoa học;
- Trình Chủ tịch Hội đồng khoa học thành phần đại biểu dự các phiên họp của Hội đồng; đề xuất với Chủ tịch Hội đồng mời các chuyên gia có chuyên môn sâu làm phản biện đối với vấn đề mà Hội đồng cần thảo luận, thông qua tại phiên họp;
- Giúp Chủ tịch Hội đồng trong việc chỉ đạo công tác chung của Hội đồng;
- Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng các đề án, chương trình, đề cương và đề tài khoa học và công nghệ cần được Hội đồng tư vấn, phản biện;
- Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị có liên quan thực hiện các kết luận hoặc kiến nghị của Hội đồng;
- Giải quyết các công việc có liên quan đến hoạt động của Hội đồng trong thời gian giữa 2 phiên họp Hội đồng;
- Đề xuất với Chủ tịch phương án bầu bổ sung thành viên Hội đồng khoa học trong trường hợp khuyết thành viên;
- Thực hiện các nhiệm vụ khoa học khác theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng.
Như vậy, Viện Khoa học Pháp lý có nhiệm vụ chuẩn bị chương trình phiên họp Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp.
Phiên họp Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp được tổ chức như thế nào?
Theo Điều 14 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4296/QĐ-BTP năm 2011 quy định về phiên họp Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp được tổ chức như sau:
- Hội đồng Khoa học họp thường kỳ mỗi quý một lần. Các phiên họp thường kỳ của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự.
- Phiên họp bất thường của Hội đồng khoa học được triệu tập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc theo đề nghị bằng văn bản của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Hội đồng khoa học.
Các phiên họp bất thường phải có ít nhất 50% thành viên Hội đồng khoa học có mặt trong đó phải có đủ số lượng thành viên có chuyên môn về vấn đề cần đưa ra thảo luận tại phiên họp.
- Căn cứ vào nội dung chương trình phiên họp, Chủ tịch Hội đồng khoa học có thể quyết định mời các nhà khoa học trong và ngoài ngành Tư pháp tham gia phiên họp của Hội đồng. Khách mời được tham gia thảo luận các vấn đề nêu ra trong phiên họp nhưng không tham gia biểu quyết.
- Chương trình phiên họp của Hội đồng khoa học, các tài liệu liên quan đến phiên họp của Hội đồng khoa học phải được thông báo, được chuyển cho các thành viên chậm nhất là 3 ngày trước phiên họp định kỳ, trừ trường hợp đột xuất.
Ý kiến chính thức của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp được thông qua phải trên bao nhiêu phần trăm số phiếu của thành viên Hội đồng?
Theo khoản 2 Điều 15 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4296/QĐ-BTP năm 2011 quy định như sau:
Thảo luận và biểu quyết
1. Hội đồng khoa học thảo luận dân chủ, công khai về những vấn đề trong chương trình phiên họp và những vấn đề do Chủ tịch hoặc các thành viên nêu ra.
2. Những vấn đề được Hội đồng thông qua trên 50% số phiếu của thành viên Hội đồng có mặt được coi là ý kiến chính thức của Hội đồng. Các ý kiến khác được ghi vào biên bản phiên họp.
Căn cứ quy định trên thì ý kiến chính thức của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp được Hội đồng thông qua phải trên 50% số phiếu của thành viên Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?