Cơ quan hải quan được từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận quá thời hạn không?
- Cơ quan hải quan được từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận quá thời hạn không?
- Cơ quan, tổ chức nào có quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong nước đối với hàng hóa xuất khẩu?
- Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp được thực hiện trong trường hợp nào?
Cơ quan hải quan được từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận quá thời hạn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau:
Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:
1. Người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Hàng hóa nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu thông báo về việc hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu.
Theo đó, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:
- Người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định.
- Hàng hóa nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu thông báo về việc hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu.
Như vậy, cơ quan hải quan được từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định.
Cơ quan hải quan được từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận không? (Hình từ Internet).
Cơ quan, tổ chức nào có quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong nước đối với hàng hóa xuất khẩu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 39/2018/TT-BCT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước) là Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương; cơ quan, tổ chức cấp C/O; cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nước nhập khẩu (sau đây gọi là cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu) là cơ quan hải quan nước nhập khẩu, cơ quan chức năng nước nhập khẩu.
3. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hoạt động rà soát, đối chiếu, xác thực hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ.
4. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất là hoạt động kiểm tra, xác minh xuất xứ tại địa điểm kinh doanh, địa điểm sản xuất, địa điểm nuôi trồng hay đánh bắt và địa điểm khác của thương nhân nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ.
5. Đề nghị kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa là văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị cung cấp hồ sơ, chứng từ, thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa thuộc diện nghi ngờ hoặc đề nghị phối hợp trong công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong nước là Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương; cơ quan, tổ chức cấp C/O; cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo tại Điều 6 Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định về trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành như sau:
Trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành
Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện trong trường hợp sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa.
3. Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp được thực hiện trong 03 trường hợp sau đây:
- Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa.
- Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?