Cơ quan giúp việc của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh là cơ quan nào?
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh gồm những ai?
- Thường trực Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh có những nhiệm vụ gì?
- Cơ quan giúp việc của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh là cơ quan nào?
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh ban hành kèm theo Quyết định 112/QĐ-HĐQGPTBV&NCNLCT năm 2012 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
1. Hội đồng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
2. Hội đồng có 4 Ủy ban chuyên môn, bao gồm:
a) Ủy ban Phát triển bền vững về kinh tế và Nâng cao năng lực cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì;
b) Ủy ban Phát triển bền vững về xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì;
c) Ủy ban Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì;
d) Ủy ban về Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững của Việt Nam do Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì.
Như vậy, theo quy định thì cơ cấu tổ chức của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm:
(1) Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh,
(2) Các Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh,
(3) Các Ủy viên Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh gồm những ai? (Hình từ Internet)
Thường trực Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh ban hành kèm theo Quyết định 112/QĐ-HĐQGPTBV&NCNLCT năm 2012 quy định về thường trực Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh như sau:
Thường trực Hội đồng
1. Thường trực Hội đồng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực và Tổng Thư ký Hội đồng.
2. Thường trực Hội đồng có các nhiệm vụ sau:
a) Thông qua dự thảo kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng;
b) Giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất cần có ý kiến của tập thể mà không kịp tổ chức họp Hội đồng;
c) Ủy viên Thường trực và Tổng Thư ký Hội đồng thường xuyên xem xét, kiểm tra tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng.
Như vậy, theo quy định thì Thường trực Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Thông qua dự thảo kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng;
(2) Giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất cần có ý kiến của tập thể mà không kịp tổ chức họp Hội đồng;
(3) Ủy viên Thường trực và Tổng Thư ký Hội đồng thường xuyên xem xét, kiểm tra tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng.
Cơ quan giúp việc của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh là cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh ban hành kèm theo Quyết định 112/QĐ-HĐQGPTBV&NCNLCT năm 2012 quy định về cơ quan giúp việc của Hội đồng như sau:
Cơ quan giúp việc của Hội đồng
1. Văn phòng Phát triển bền vững đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp việc của Hội đồng và Ủy ban Phát triển bền vững về kinh tế và Nâng cao năng lực cạnh tranh. Văn phòng có chức năng giúp Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Điều 2 Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Văn phòng Phát triển bền vững gồm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng và một số cán bộ chuyên trách. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm.
3. Văn phòng Phát triển bền vững là đơn vị dự toán cấp III, chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để đảm bảo cho các hoạt động của Hội đồng và Văn phòng.
4. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Văn phòng Phát triển bền vững do Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định.
Như vậy, theo quy định thì Văn phòng Phát triển bền vững đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp việc của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực canh tranh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?