Cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào?
- Cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào?
- Nguồn hình thành Quỹ dự trữ phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm những gì?
- Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bị tiêu hủy trong trường hợp nào?
- Hội đồng tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành gồm những ai?
Cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại như sau:
Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Nguồn hình thành Quỹ dự trữ phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 40/2012/NĐ-CP quy định về việc quản lý Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành như sau:
Quản lý Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành
1. Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
a) Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
b) Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
2. Nguồn hình thành Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành:
a) Quỹ dự trữ phát hành bao gồm:
- Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền;
- Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành.
b) Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm:
- Tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành;
- Tiền thu từ lưu thông.
Như vậy, theo quy định, nguồn hình thành Quỹ dự trữ phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm:
- Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền;
- Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành.
Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bị tiêu hủy trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 40/2012/NĐ-CP quy định về tiền tiêu hủy như sau:
Tiền tiêu hủy
Tiền tiêu hủy bao gồm:
1. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
2. Tiền đình chỉ lưu hành.
Như vậy, theo quy định thì tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bị tiêu hủy trong 2 trường sau đây:
(1) Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
(2) Tiền bị đình chỉ lưu hành.
Hội đồng tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về Hội đồng tiêu hủy tiền như sau:
Hội đồng tiêu hủy
1. Hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy, thành phần gồm:
a) Chủ tịch: Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;
b) 01 (một) Phó Chủ tịch thường trực: Phó Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trực tiếp phụ trách Cụm tiêu hủy phía Bắc;
c) 01 (một) Phó Chủ tịch là Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán;
d) 01 (một) Phó Chủ tịch là Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách Cụm tiêu hủy phía Nam;
e) Các ủy viên gồm một số Trưởng phòng và/hoặc Phó trưởng phòng của Cục Phát hành và Kho quỹ; Phó Chi cục trưởng, một số Trưởng phòng và/hoặc Phó trưởng phòng của Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy và hai ủy viên kiêm thư ký tại Cụm tiêu hủy phía Bắc và Cụm tiêu hủy phía Nam.
2. Giúp việc Hội đồng tiêu hủy gồm có các tổ chuyên trách; tại từng cụm tiêu hủy được tổ chức thành 04 (bốn) tổ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, Hội đồng tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành gồm có:
(1) Chủ tịch: Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;
(2) Một Phó Chủ tịch thường trực: Phó Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trực tiếp phụ trách Cụm tiêu hủy phía Bắc;
(3) Một Phó Chủ tịch là Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán;
(4) Một Phó Chủ tịch là Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách Cụm tiêu hủy phía Nam;
(5) Các ủy viên gồm:
- Một số Trưởng phòng và/hoặc Phó trưởng phòng của Cục Phát hành và Kho quỹ;
- Phó Chi cục trưởng, một số Trưởng phòng và/hoặc Phó trưởng phòng của Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong đó có một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy và hai ủy viên kiêm thư ký tại Cụm tiêu hủy phía Bắc và Cụm tiêu hủy phía Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền đang chuyển là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán tài khoản tiền đang chuyển thế nào?
- Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa dịch vụ có được thực hiện từ nguồn thông tin về giá trúng đấu giá, đấu thầu không?
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?