Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với người quản lý công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm cơ quan nào?
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với người quản lý công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm cơ quan nào?
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm gì trong việc thực hiện các quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì trong việc thực hiện các quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với người quản lý công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 52/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
...
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với công ty (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện chủ sở hữu).
Như vậy, cơ quan đại diện chủ sở hữu bao gồm các cơ quan sau đây: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với công ty.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu
Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm gì trong việc thực hiện các quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Tại Điều 22 Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu
1. Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty theo quy định tại Thông tư này đối với các công ty được phân công làm đại diện chủ sở hữu.
2. Quyết định chuyển xếp lương, nâng bậc lương đối với người quản lý công ty chuyên trách thuộc thẩm quyền bổ nhiệm.
3. Căn cứ khung hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa tương ứng với lợi nhuận trong từng lĩnh vực quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư này, quyết định việc tiếp tục phân chia cụ thể hệ số điều chỉnh tăng thêm tương ứng với lợi nhuận kế hoạch cho phù hợp với thực tế, bảo đảm tương quan tiền lương gắn với quy mô và hiệu quả hoạt động giữa các công ty.
4. Quý I hàng năm, tiếp nhận và xem xét, phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao, quỹ tiền thưởng thực hiện năm trước và quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch của người quản lý công ty.
Đối với quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau khi phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao, quỹ tiền thưởng của người quản lý công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty quy định tại khoản 2, Điều 20 Thông tư này (đồng thời sao gửi kèm biểu mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này công ty đã báo cáo) để tổng hợp, theo dõi.
6. Xây dựng quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên; tiếp nhận và quản lý tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên do công ty trích nộp.
7. Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và trả lương, thù lao, tiền thưởng cho Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên. Trường hợp Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên không hoàn thành nhiệm vụ thì tùy theo mức độ hoặc sai phạm để quyết định hình thức kỷ luật không tăng lương, kéo dài thời hạn nâng bậc lương, giảm trừ tiền lương, tiền thưởng, thù lao, hạ bậc lương, khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc theo quy định của pháp luật.
8. Cho ý kiến về quy chế trả lương, thù lao, tiền thưởng của công ty; công khai quỹ tiền lương, thù lao, quỹ tiền thưởng và mức tiền lương, thù lao, tiền thưởng và thu nhập bình quân hàng tháng năm trước liền kề của từng người quản lý công ty theo quy định trên trang thông tin điện tử (Website) của cơ quan đại diện chủ sở hữu (kèm số liệu tại biểu mẫu số 3, số 4 và sao lại biểu mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này công ty đã báo cáo), đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, tổng hợp chung.
9. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với các công ty được phân công làm đại diện chủ sở hữu.
Trên đây là trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với người quản lý công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì trong việc thực hiện các quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH quy định:
Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo phân công của Chính phủ.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ xem xét, điều chỉnh mức lương cơ bản của người quản lý công ty cho phù hợp với thực tế của từng thời kỳ.
3. Tham gia ý kiến để cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định quỹ tiền lương, thù lao đối với người quản lý công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế; Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu giám sát tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người quản lý công ty mẹ của Tổng công ty quy định tại khoản 2, Điều 20 Thông tư này.
4. Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong các công ty. Trường hợp phát hiện việc xác định quỹ tiền lương, thù lao không đúng quy định thì có ý kiến để cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo công ty điều chỉnh hoặc xuất toán theo quy định.
5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này và tổng hợp tình hình tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người quản lý công ty và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý trong công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?