Cơ quan Công an trước kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ có phải thông báo trước cho các đối tượng không?
Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy như thế nào?
Căn cứ tại điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý;
- Kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Cơ quan Công an trước kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ có phải thông báo trước cho các đối tượng không?
Căn cứ tại điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy thì thủ tục kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy:
Cơ quan Công an trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.
Khi tổ chức kiểm tra về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở do cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở đó biết.
Trường hợp cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở đó tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở được kiểm tra. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở biết;
Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra.
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;
Lưu ý: Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra.
Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì nội dung kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Điều 6 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP này;
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định 156/2018/NĐ-CP;
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công:
+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
+ Nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền;
+ Chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy;
+ Việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;
- Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;
- Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?