Cơ quan báo chí bị Ban Tuyên giáo Trung ương nhắc nhở 02 lần bằng văn bản thì lãnh đạo cơ quan báo chí có bị cách chức hay không?
Cơ quan nào là cơ quan ban hành văn bản nhắc nhở cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí?
Theo quy định tại tiểu mục 6 mục II Hướng dẫn 116-HD/BTGTW thì Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan ban hành văn bản nhắc nhở cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí sau khi trao đổi, thống nhất ý kiến với Bộ Thông tin và Truyền thông và tham khảo ý kiến của Hội Nhà báo Việt Nam (trong trường hợp cần thiết) (khoản 2 Điều 13 Quy định số 101-QĐ/TW).
Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Trung ương theo quy định tại Điều 1 Quyết định 88-QĐ/TW là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về chủ trương, đường lối của Đảng trong các lĩnh vực: Tuyên truyền, lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thông tin đối ngoại, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục, thể thao, dân số, gia đình, trẻ em... (sau đây gọi chung là lĩnh vực tuyên giáo); đồng thời, là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Đảng.
Cơ quan báo chí bị Ban Tuyên giáo Trung ương nhắc nhở 02 lần bằng văn bản thì lãnh đạo cơ quan báo chí có bị cách chức hay không?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 13 Quy định 101-QĐ/TW về kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí như sau:
Kỷ luật
...
3. Lãnh đạo cơ quan báo chí vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
a) Các trường hợp đã bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở từ 2 lần trở lên hoặc bị kỷ luật theo Khoản 2 Điều này mà tái phạm.
b) Để cơ quan báo chí đăng, phát nội dung thông tin sai lệch chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thông tin sai sự thật hoặc không chấp hành chỉ đạo của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý về thông tin tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
c) Viết bài, duyệt đăng, phát tin, bài, ảnh, thông tin không đúng sự thật, không đúng quy định; đe dọa, yêu sách về nội dung bài viết; đăng bài, chia sẻ thông tin trên không gian mạng liên quan đến các địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân nhằm đe dọa, yêu sách hoặc trục lợi.
d) Buông lỏng quản lý, ủy quyền, chuyển giao quyền quản lý, điều hành chuyên mục, chương trình, kênh chương trình liên kết trên thực tế cho phóng viên, nhóm phóng viên, văn phòng đại diện, đối tác liên kết để đổi lấy lợi ích.
đ) Chỉ đạo cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động trong quá trình tác nghiệp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, bị cơ quan tiến hành tố tụng quyết định khởi tố bị can và chịu bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên nhà báo, phóng viên đó có tội.
e) Để cơ quan báo chí vi phạm Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật đến mức bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt 2 lần trong nhiệm kỳ vì hành vi gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng hoặc thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép đến mức bị tước quyền sử dụng giấy phép.
Đồng thời, theo quy định tại tiểu mục 6 Mục II Hướng dẫn 116-HD/BTGTW về kỷ luật:
6. Kỷ luật (Điều 13)
6.1. Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan ban hành văn bản nhắc nhở cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí sau khi trao đổi, thống nhất ý kiến với Bộ Thông tin và Truyền thông và tham khảo ý kiến của Hội Nhà báo Việt Nam (trong trường hợp cần thiết) (khoản 2 Điều 13 Quy định số 101-QĐ/TW).
6.2. Trong vòng 12 tháng, cơ quan báo chí bị Ban Tuyên giáo Trung ương nhắc nhở 02 lần bằng văn bản thì lãnh đạo cơ quan báo chí bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (điểm a khoản 3 Điều 13 Quy định số 101-QĐ/TW).
Như vậy, trong vòng 12 tháng, Cơ quan báo chí bị Ban Tuyên giáo Trung ương nhắc nhở 02 lần bằng văn bản thì lãnh đạo cơ quan báo chí bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
Cơ quan báo chí bị Ban Tuyên giáo Trung ương nhắc nhở 02 lần bằng văn bản thì lãnh đạo cơ quan báo chí có bị cách chức hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Báo chí 2016 thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí được quy định như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.
Tóm lại, trong vòng 12 tháng, Cơ quan báo chí bị Ban Tuyên giáo Trung ương nhắc nhở 02 lần bằng văn bản thì lãnh đạo cơ quan báo chí bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?