Có phải thay đổi báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thay đổi quy mô dự án không? Dự án đầu tư nào phải đánh giá tác động môi trường?
Dự án đầu tư nào phải đánh giá tác động môi trường?
Căn cứ vào Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
"Điều 30. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường."
Quy định về Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
"Điều 31. Thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường."
Như vậy, Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II phải được đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện.
Có phải thay đổi báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thay đổi quy mô dự án không? (Hình từ Internet)
Có phải thay đổi báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thay đổi quy mô dự án không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 27. Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư trong quá trình hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung; chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án trước khi vận hành trong trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
...
2. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:
a) Tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
..."
Do đó, nếu dự án của doanh nghiệp đang trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện chưa đi vào vận hành chính thức thì nếu có thay đổi tăng quy mô, công suất làm tăng tác động xấu đến môi trường thì doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá tác động môi trường lại.
Nếu việc tăng quy mô, công suất không làm tăng tác động xấu đến môi trường thì doanh nghiệp không cần phải làm đánh giá tác động môi trường lại mà chỉ thực hiện tự đánh giá và tích hợp trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (nếu có).
Đối với dự án đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã đi vào vận hành thì Luật bảo vệ môi trường 2020 không có hướng dẫn về việc lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường như quy định trước đây tại Điều 20 Luật bảo vệ môi trường 2014.
Dự án đầu tư nào thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường?
Theo như quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nêu trên Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II phải được đánh giá tác động môi trường.
Ngoài ra, những dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thì quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
"Điều 39. Đối tượng phải có giấy phép môi trường
1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường."
Theo quy định trên thì khi dự án đi vào vận hành có phát sinh thêm yếu tố tác động xấu đến môi trường thì sẽ làm thủ tục điều chỉnh giấy phép môi trường theo Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Đối với các dự án đã triển khai từ trước Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực nay có thay đổi về quy mô, công suất làm tăng tác động xấu đến môi trường thì nên làm thủ tục xin giấy phép môi trường theo Điều 43 Luật bảo vệ môi trường 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?