Có phải nộp chương trình tái bảo hiểm kèm theo hồ sơ xin giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm hay không?
- Có phải nộp chương trình tái bảo hiểm kèm theo hồ sơ xin giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm hay không?
- Chương trình tái bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm do ai phê duyệt?
- Chương trình tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo những nội dung chính nào?
Có phải nộp chương trình tái bảo hiểm kèm theo hồ sơ xin giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm hay không?
Căn cứ Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động như sau:
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
2. Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
3. Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
4. Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
5. Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
Như vậy, để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động thì doanh nghiệp tái bảo hiểm không phải nộp kèm chương trình tái bảo hiểm của công ty mà phải nộp phương án hoạt động năm năm đầu.
Trong phương án hoạt động năm năm đầu nộp kèm theo hồ sơ phải nêu rõ chương trình tái bảo hiểm của công ty.
Có phải nộp chương trình tái bảo hiểm kèm theo hồ sơ xin giấy phép thành lập và hoạt động hay không? (Hình từ Internet)
Chương trình tái bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm do ai phê duyệt?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về phê duyệt chương trình tái bảo hiểm như sau:
Quản lý chương trình tái bảo hiểm
1. Phê duyệt chương trình tái bảo hiểm:
a) Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, Giám đốc chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm phê duyệt chương trình tái bảo hiểm phù hợp với năng lực tài chính, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh và các quy định pháp luật hiện hành; xem xét, đánh giá, điều chỉnh chương trình tái bảo hiểm theo định kỳ hàng năm hoặc khi tình hình thị trường có sự thay đổi;
...
Theo đó, thẩm quyền phê duyệt chương trình tái bảo hiểm của doanh nghiệp thuộc về Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm; Giám đốc chi nhánh nước ngoài.
Việc phê duyệt chương trình tái bảo hiểm phải đảm bảo phù hợp với năng lực tài chính, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh và các quy định pháp luật hiện hành.
Chương trình tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo những nội dung chính nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về nội dung chính của chương trình tái bảo hiểm như sau:
Quản lý chương trình tái bảo hiểm
1. Phê duyệt chương trình tái bảo hiểm:
...
b) Chương trình tái bảo hiểm bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Xác định khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
- Xác định mức giữ lại phù hợp với rủi ro bảo hiểm được chấp nhận, những giới hạn về mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro và mức bảo vệ tối đa từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;
- Xác định các loại hình và phương thức tái bảo hiểm phù hợp nhất với việc quản lý các rủi ro được chấp nhận;
- Phương thức, tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, bao gồm cách thức đánh giá mức độ rủi ro và an toàn tài chính của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;
- Danh sách các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm dự kiến sẽ nhận tái bảo hiểm, lưu ý đến sự đa dạng hóa và xếp hạng các nhà nhận tái bảo hiểm;
- Phương thức sử dụng khoản tiền đặt cọc của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (nếu có);
- Quản lý rủi ro tích tụ đối với những lĩnh vực, vùng địa lý và các loại sản phẩm đặc thù;
- Cách thức kiểm soát chương trình tái bảo hiểm, bao gồm hệ thống báo cáo và kiểm soát nội bộ.
...
Theo đó, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải đảm bảo chương trình tái bảo hiểm của mình thể hiện được những nội dung như:
- Xác định khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
- Xác định mức giữ lại phù hợp với rủi ro bảo hiểm được chấp nhận, những giới hạn về mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro và mức bảo vệ tối đa từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;
- Xác định các loại hình và phương thức tái bảo hiểm phù hợp nhất với việc quản lý các rủi ro được chấp nhận;
- Phương thức, tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, bao gồm cách thức đánh giá mức độ rủi ro và an toàn tài chính của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;
- Danh sách các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm dự kiến sẽ nhận tái bảo hiểm, lưu ý đến sự đa dạng hóa và xếp hạng các nhà nhận tái bảo hiểm;
- Phương thức sử dụng khoản tiền đặt cọc của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (nếu có);
- Quản lý rủi ro tích tụ đối với những lĩnh vực, vùng địa lý và các loại sản phẩm đặc thù;
- Cách thức kiểm soát chương trình tái bảo hiểm, bao gồm hệ thống báo cáo và kiểm soát nội bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?