Có được xem xét tinh giản biên chế đối với công chức cấp trung ương đang nghỉ thai sản không? Việc tinh giản biên chế công chức cấp trung ương được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Có được xem xét tinh giản biên chế đối với công chức cấp trung ương đang nghỉ thai sản không?
Các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế đối với công chức cấp trung ương là các trường hợp được căn cứ theo Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/07/2023) như sau:
Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Vì vậy, trường hợp công chức cấp trung ương đang nghỉ thai sản thì chưa xem xét tinh giản biên chế.
Trước đây, căn cứ vào Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 20/07/2023) quy định về các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế như sau:
Các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế đối với công chức cấp trung ương bao gồm:
- Công chức cấp trung ương đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Công chức cấp trung ương đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Công chức cấp trung ương đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, trường hợp công chức cấp trung ương đang nghỉ thai sản thì chưa xem xét tinh giản biên chế.
Có được xem xét tinh giản biên chế đối với công chức cấp trung ương đang nghỉ thai sản không? (Hình từ Internet)
Việc tinh giản biên chế công chức cấp trung ương được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Hiện nay, tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/07/2023) không còn quy định về trình tự thực hiện tinh giản biên chế.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 20/07/2023) quy định về trình tự thực hiện tinh giản biên chế như sau:
Trình tự thực hiện tinh giản biên chế
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:
a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định này đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý.
b) Xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình theo trình tự quy định tại Điều 15 Nghị định này trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/ năm (6 tháng/1 lần) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở đề án tinh giản biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, địa phương):
...
3. Bộ Nội vụ kiểm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở báo cáo kết quả tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ kiểm tra, quyết toán kinh phí đã thực hiện tinh giản biên chế.
4. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính kiểm tra về việc tính toán chế độ chính sách, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương để xử lý kinh phí theo quy định.
5. Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức chi trả các chế độ chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế.
Theo đó, việc tinh giản biên chế công chức cấp trung ương được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định;
Bước 2: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, địa phương) thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Bước 3: Bộ Nội vụ kiểm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở báo cáo kết quả tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ kiểm tra, quyết toán kinh phí đã thực hiện tinh giản biên chế.
Bước 4: Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính kiểm tra về việc tính toán chế độ chính sách, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương để xử lý kinh phí theo quy định.
Bước 5: Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức cấp trung ương chi trả các chế độ chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế.
Chính sách tinh giản biên chế đối với công chức cấp trung ương bao gồm các chính sách nào?
Chính sách tinh giản biên chế đối với công chức cấp trung ương bao gồm các chính sách được quy định tại Chương II Nghị định 29/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/07/2023) như sau:
- Chính sách nghỉ hưu trước tuổi
- Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước
- Chính sách thôi việc
- Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
- Chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền đến trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp
Trước đây, căn cứ vào Chương II Nghị định 108/2014/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 20/07/2023) thì có các chính sách tinh giản biên chế đối với công chức cấp trung ương như sau:
- Chính sách về hưu trước tuổi (Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP);
- Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP);
- Chính sách thôi việc (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP);
- Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức (Điều 11 Nghị định 108/2014/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?