Có được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không?
- Có được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không?
- Cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia như thế nào?
- Trong thời gian coi thi, thành viên Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được liên hệ cho Hội đồng coi thi không?
Có được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không?
Có được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không, thì theo khoản 1 Điều 20 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
1. Thành lập Hội đồng coi thi:
a) Thành lập một Hội đồng coi thi tại mỗi đơn vị dự thi; có thể thành lập một Hội đồng coi thi ghép, chung cho các đơn vị dự thi cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Hội đồng coi thi do Thủ trưởng đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi ra quyết định thành lập.
...
Theo đó, có thể thành lập một Hội đồng coi thi ghép, chung cho các đơn vị dự thi cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trước đây, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông, gọi tắt là kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia theo quy định tại Điều 3 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023).
Có được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng coi thi
1. Thành lập Hội đồng coi thi:
a) Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
- Tại mỗi đơn vị dự thi thành lập một Hội đồng coi thi; trong trường hợp cần thiết, cho phép thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi (gọi tắt là Hội đồng coi thi ghép);
- Mỗi Hội đồng coi thi do Thủ trưởng đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi ra quyết định thành lập.
b) Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Hội đồng coi thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập.
...
Theo quy định trên, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, tại mỗi đơn vị dự thi thành lập một Hội đồng coi thi; Trong trường hợp cần thiết, cho phép thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi (gọi tắt là Hội đồng coi thi ghép);
Mỗi Hội đồng coi thi do Thủ trưởng đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi ra quyết định thành lập.
Như vậy, được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trong trường hợp cần thiết gọi tắt là Hội đồng coi thi ghép.
Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (Hình từ Internet)
Cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia như thế nào?
Cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo đơn vị dự thi hoặc Trưởng phòng/ban của đơn vị dự thi không có thí sinh dự thi tại Hội đồng coi thi đó (gọi tắt là đơn vị dự thi khác);
- Có không quá ba Phó Chủ tịch Hội đồng; trong đó, chỉ có một Phó Chủ tịch là người của đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi (gọi tắt là đơn vị dự thi sở tại). Người làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng thuộc các đối tượng sau: Lãnh đạo đơn vị dự thi, Lãnh đạo phòng/ban của đơn vị dự thi, lãnh đạo trường THPT;
- Có không quá năm Thư ký; trong đó, chỉ có một người thuộc đơn vị dự thi sở tại. Người làm nhiệm vụ Thư ký thuộc các đối tượng sau: công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên cấp THPT;
- Người làm nhiệm vụ giám thị thuộc các đối tượng sau: công chức, viên chức, chuyên viên, giảng viên, giáo viên cấp THPT của các đơn vị dự thi khác. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng giáo viên trung học cơ sở đối với môn Ngoại ngữ;
- Bộ phận kỹ thuật: Mỗi Hội đồng coi thi có không quá ba người phụ trách kỹ thuật công nghệ thông tin của đơn vị dự thi sở tại;
- Công an, bảo vệ, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ: Do Thủ trưởng đơn vị dự thi Sở tại phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan hữu quan trên địa bàn nơi đặt Hội đồng coi thi điều động;
- Trong trường hợp chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ, nhân sự tham gia được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Trước đây, cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023), khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng coi thi
...
2. Cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi:
a) Cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
- Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo của đơn vị dự thi không có thí sinh tham gia thi tại Hội đồng coi thi đó (gọi tắt là đơn vị dự thi khác);
- 02 Phó Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo đơn vị dự thi, hoặc lãnh đạo cấp phòng (hoặc cấp tương đương) của đơn vị dự thi, hoặc Hiệu trưởng trường trung học phổ thông. Trong 02 Phó Chủ tịch Hội đồng, có 01 Phó Chủ tịch thường trực là người của đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi (gọi tắt là đơn vị dự thi sở tại), Phó Chủ tịch còn lại là người của đơn vị dự thi khác;
- 02 thư ký: cán bộ, chuyên viên, giảng viên hoặc giáo viên cấp trung học phổ thông của đơn vị dự thi. Trong hai (02) thư ký, có một (01) người thuộc đơn vị dự thi sở tại và một (01) người thuộc đơn vị dự thi khác;
- Giám thị: cán bộ, chuyên viên, giảng viên, giáo viên cấp trung học phổ thông của các đơn vị dự thi khác;
- Cán bộ kỹ thuật: Mỗi hội đồng coi thi có từ 01 đến 03 cán bộ kỹ thuật công nghệ thông tin của đơn vị dự thi sở tại;
- Công an, bảo vệ, cán bộ y tế, nhân viên phục vụ: Do Thủ trưởng đơn vị dự thi sở tại phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan hữu quan trên địa bàn nơi đặt Hội đồng coi thi điều động.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng coi thi:
a) Kiểm tra hồ sơ thi và xác nhận điều kiện dự thi của thí sinh, loại khỏi kỳ thi những thí sinh không đủ điều kiện dự thi được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 của Quy chế này; kiểm tra danh sách thí sinh dự thi của từng phòng thi;
b) Kiểm tra công tác chuẩn bị các điều kiện thiết yếu, đặc biệt là cơ sở vật chất và thiết bị cho kỳ thi;
c) Phổ biến Quy chế thi và những quy định của kỳ thi cho thí sinh;
d) Tổ chức thực hiện các khâu trong quy trình coi thi đảm bảo nghiêm túc, an toàn, đúng Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Bảo quản đề thi, bài thi; chuyển bài thi, hồ sơ thi và đề thi dự bị chưa sử dụng về Cục Quản lý chất lượng theo đúng nguyên tắc bảo mật và Hướng dẫn tổ chức thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
...
Như vậy, cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định cụ thể trên.
Trong thời gian coi thi, thành viên Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được liên hệ cho Hội đồng coi thi không?
Trong thời gian coi thi, thành viên Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được liên hệ cho Hội đồng coi thi không, thì theo điểm g khoản 4 Điều 20 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
...
4. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng coi thi:
...
g) Trong thời gian coi thi, tính từ thời điểm mở túi đề thi cho tới thời điểm kết thúc từng buổi thi, mọi thành viên của Hội đồng coi thi có trách nhiệm bảo mật đề thi; không được mang và sử dụng: điện thoại di động, thiết bị thu phát và truyền đưa thông tin, thiết bị ghi âm, thiết bị ghi hình. Trong trường hợp cần thiết, chỉ lãnh đạo Hội đồng coi thi được liên hệ bằng điện thoại cố định, có loa ngoài dưới sự giám sát của công an, bảo vệ (phải lập biên bản về địa chỉ và nội dung liên hệ);
...
Như vậy, trong trường hợp cần thiết, chỉ lãnh đạo Hội đồng coi thi được liên hệ bằng điện thoại cố định, có loa ngoài dưới sự giám sát của công an, bảo vệ (phải lập biên bản về địa chỉ và nội dung liên hệ).
Trước đây, trong thời gian coi thi, thành viên Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được liên hệ cho Hội đồng coi thi không thì theo quy định tại khoản 6 Điều 24 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng coi thi
...
6. Trách nhiệm bảo mật của Hội đồng coi thi: Trong thời gian coi thi, tính từ thời điểm mở túi đề thi cho tới thời điểm kết thúc từng buổi thi, mọi thành viên của Hội đồng coi thi có trách nhiệm bảo mật đề thi, không được mang theo điện thoại di động vào khu vực coi thi, không được sử dụng các phương tiện thu và truyền tin trong khu vực coi thi. Trong trường hợp cần thiết, chỉ lãnh đạo Hội đồng coi thi được liên hệ bằng điện thoại cố định hoặc máy fax dùng cho Hội đồng coi thi, dưới sự giám sát của công an, bảo vệ (phải lập biên bản về địa chỉ và nội dung liên hệ).
Như vậy, trong thời gian coi thi, thành viên Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không được liên hệ cho Hội đồng coi thi mà chỉ lãnh đạo Hội đồng coi thi được liên hệ bằng điện thoại cố định hoặc máy fax dùng cho Hội đồng coi thi, dưới sự giám sát của công an, bảo vệ (phải lập biên bản về địa chỉ và nội dung liên hệ) trong trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?