Có được sử dụng phương tiện giao thông vi phạm hành chính khi được giao bảo quản không?
- Quyền của cá nhân, tổ chức có phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được quy định như thế nào?
- Khi nào giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản?
- Khi nào không được giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản?
- Có được sử dụng phương tiện giao thông vi phạm hành chính khi được giao bảo quản không?
Quyền của cá nhân, tổ chức có phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:
- Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ khi hết thời hạn bị tạm giữ.
- Yêu cầu người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bồi thường theo quy định của pháp luật.
Có được sử dụng phương tiện giao thông vi phạm hành chính khi được giao bảo quản không?
Khi nào giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:
+ Cá nhân vi phạm có nơi thường trú hoặc có nơi tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;
+ Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.
Khi nào không được giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản?
Căn cứ khoản 7 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Các trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản:
+ Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
+ Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
+ Không có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
+ Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy;
+ Phương tiện giao thông vi phạm mà theo quy định sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
Có được sử dụng phương tiện giao thông vi phạm hành chính khi được giao bảo quản không?
Căn cứ khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính thì không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.
Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh tình huống mà nếu không kịp thời di chuyển, thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính sẽ gây thiệt hại đến phương tiện thì được thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện nhưng ngay sau đó phải thông báo cho người có thẩm quyền tạm giữ biết.
- Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành đúng quy định tại khoản 4 Điều này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.
Tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm đưa phương tiện giao thông vi phạm hành chính về nơi tạm giữ theo quy định. Trường hợp không thể tự đưa phương tiện về nơi tạm giữ hoặc không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện tổ chức việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ; tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu chi phí cho việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ.
- Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân để xảy ra mất, đánh tráo, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, thay thế, hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, hậu quả do hành vi mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì dù cá nhân, tổ chức vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm thì cũng không được sử dụng phương tiện đó để tham giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?