Có được phép mang rượu lên máy bay không? Nếu không được mà vẫn mang lên sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Có được phép mang rượu lên máy bay không?
Theo Phụ lục III Danh mục vật phẩm nguy hiểm hạn chế mang theo người, hành lý lên tàu bay ban hành kèm theo Quyết định 1541/QĐ-CHK năm 2021 thì:
- Được phép mang rượu có nồng độ cồn từ 24% trở xuống lên máy bay với thể tích không bị hạn chế.
- Được phép mang rượu có nồng độ cồn trên 24% đến 70% lên máy bay nếu rượu này được đựng trong bình chứa của nhà sản xuất, còn nguyên niêm phong và nhãn mác, dung tích bình không quá 5 lít. Và mỗi hành khách mang không quá 5 lít.
- Không được phép mang trong người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi đối với rượu có nồng độ cồn trên 70%.
Như vậy, tùy vào nồng độ cồn mà hành khách có thể mang một lượng thể tích nhất định lên máy bay.
Có được phép mang rượu lên máy bay không? Nếu không thì khi vi phạm sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Mang rượu lên máy bay không đúng quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không như sau:
Vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng) đến 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) đối với hành vi mang rượu, chất lỏng có cồn và chất lỏng khác vào khu vực cách ly, lên tàu bay không đúng quy định.
...
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc áp dụng
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6; điểm i, k khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8; khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 9; khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 5 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm g khoản 5 Điều 11; khoản 1 Điều 12; điểm b, c khoản 1 và điểm a, c khoản 2 Điều 14; khoản 1, 2 và điểm a, d, đ khoản 3, khoản 4, 5 Điều 15; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16; khoản 1, 2 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b, d khoản 2 Điều 18; khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 24; khoản 1, 2, 3 Điều 25; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 26; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 27; khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 28; khoản 1, 2, 3 Điều 30 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, người mang rượu lên máy bay không đúng quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt người mang rượu lên máy bay không đúng quy định không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng như sau:
Nguyên tắc áp dụng
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần đối với cá nhân.
Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 162/2018/NĐ-CP, khoản 25 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 20 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này
...
Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng với mức phạt tiền tối đa là 70.000.000 đồng đối với cá nhân, và 140.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người mang rượu lên máy bay không đúng quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 500.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách ghi nhận xét đánh giá của chi ủy đối với Đảng viên cuối năm 2024? Nhận xét đánh giá của chi ủy chi bộ cuối năm 2024?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương?
- Mẫu bản kiểm điểm trốn tiết trốn học dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Học sinh cấp 2, cấp 3 được ở lại lớp mấy năm?
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng? Tải chi tiết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng ở đâu?
- Nhà đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc công trình khi xây dựng trung tâm thương mại hay không?