Có được nạo phá thai không? Nạo phá thai bị vi phạm pháp luật trong trường hợp nào? Sẽ ở tù nếu nạo phá thai như thế nào?
Có được nạo phá thai không?
Có được nạo phá thai không thì căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định:
Quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai.
1- Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.
2- Bộ y tế có trách nhiệm củng cố, phát triển mạng lưới chuyên khoa phụ sản và sơ sinh đến tận cơ sở để bảo đảm phục vụ y tế cho phụ nữ.
3- Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật nạo thai, phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp.
Như vậy, pháp luật không cấm phụ nữ nạo phá thai, phụ nữ được quyền nạo phá thai theo nguyện vọng.
Ngoài ra, tại Phần 8 Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020 thì nạo phá thai chỉ được thực hiện cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi.
Cũng theo quy định tại Phần Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020 thì có các phương pháp phá thai như sau:
- Phá thai bằng phương pháp hút chân không (phá thai từ tuần thứ 6 đến hết tuần thứ 12)
- Phá thai bằng thuốc đến hết tuần thứ 9 (mifepriston và misoprostol).
- Phá thai bằng thuốc 10-12 tuần (mifepriston và misoprostol).
- Phá thai bằng thuốc từ tuần 13 đến hết tuần 22 (mifepriston và misoprostol).
- Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần 13 đến hết tuần 18.
Trong đó:
Phương pháp được khuyến khích là hút chân không, không khuyến khích phương pháp nong và gắp.
Có được nạo phá thai không? Nạo phá thai bị vi phạm pháp luật trong trường hợp nào? Sẽ ở tù nếu nạo phá thai như thế nào? (Hình từ Internet)
Nạo phá thai bị vi phạm pháp luật trong trường hợp nào? Sẽ ở tù nếu nạo phá thai như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 và Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP thì việc nạo phá thai bị vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
(1) Phá thai vì lý do lựa chọn giới tính thai nhi.
(2) Các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật nạo phá thai mà không có giấy phép do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp.
Theo đó, hành vi nạo phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Hiện nay, pháp luật không quy định phụ nữ mang thai thực hiện nạo phá thai sẽ bị ở tù, tuy nhiên, theo quy định tại Điều 316 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 118 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì người nào thực hiện nạo phá thai cho người khác, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, cụ thể như sau:
(1) Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Làm chết người;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Làm chết 02 người;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên
(4) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mục tiêu của Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 là gì?
Mục tiêu của Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 được quy định tại Mục I Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020, cụ thể như sau:
(1) Mục tiêu chung
Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.
(2) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2,0 con).
- Giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con).
- Duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,0 con đến 2,2 con).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là gì? 03 nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là gì?
- Trong công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thể trở thành nhân viên bộ phận kiểm soát nội bộ không?
- Khi nào công ty quản lý quỹ được thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh theo quy định pháp luật?
- Thỏa thuận cho vay trực tiếp giữa Quỹ phát triển DNNVV và doanh nghiệp nhỏ và vừa có bắt buộc lập thành văn bản không?
- Trường hợp duy nhất được làm thẻ căn cước online và nhận thẻ tại nhà? Những lưu ý khi làm thẻ căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi?